Phiên tồ xét xử là cơng đoạn quan trọng nhất của mơ hình tố tụng. Đó là nơi mà cơng lý được thi hành đối với bị cáo và tồn xã hội. Mơ hình tố tụng tranh tụng có một ưu điểm là phiên toà xét xử thể hiện ở mức độ cao sự cơng bằng cũng có thể gọi là bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Như phân
tích ở trên đây là một ưu điểm lớn mà hầu hết các nước có mơ hình thẩm vấn có tham khảo mơ hình tranh tụng đều học hỏi. Có thể áp dụng ưu điểm này cho phiên toà xét xử của Việt Nam ở những khía cạnh sau.
Thứ nhất: trước khi tiến hành xét xử, cả Kiểm sát viên và Người bào chữa
đều phải có quyền lựa chọn nhân chứng của mình để xét hỏi trước Toà án. Về nguyên tắc, Tồ án sẽ chỉ định và người có nghĩa vụ triệu tập các nhân chứng mà hai bên đối tụng yêu cầu. Đối với người giám định, nếu hai bên đối tụng không thống nhất được với nhau thì Tồ án sẽ là người quyết định cuối cùng.
Cùng quyền lựa chọn nhân chứng để xét hỏi, các bên đối tụng cũng phải có quyền lựa chọn trình tự xét hỏi đối với nhân chứng của mình. Danh sách nhân chứng của các bên và trình tự xét hỏi phải công khai cho hai bên đối tụng ngay trước phiên tồ hoặc tại phiên tồ.
Thứ hai: phân tích ở Phần trên cho thấy cả vấn đề sự thật khách quan và
vấn đề hình phạt được xem xét một cách song song trong một phiên toà xét xử của mơ hình tố tụng Việt Nam. Điều này vừa thiếu khoa học vừa không phù hợp với Điều 72 Hiến pháp hiện hành về quyền được suy đốn vơ tội. Theo quy định này của Hiến pháp, ngay cả khi phiên tồ sơ thẩm đã kết án thì bị cáo vẫn phải bị coi là khơng có tội cho đến khi bản án có hiệu lực. Khi phiên toà đang diễn ra và Kiểm sát viên đọc cáo trạng với nội dung tội danh và đề nghị khung hình phạt tức là đã coi bị cáo là đã có tội trước khi có bản án kết tội của Toà án. Điều này đồng thời cũng được cũng đi ngược lại chức năng của Viện Kiểm sát là giám sát sự tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật. Để khắc phục sự vi hiến này, phiên toà xét xử cần được chia thành hai phần rõ ràng là phần xác định sự thật khách quan, có nghĩa là trả lời câu hỏi bị cáo có phạm tội khơng và phần xác định tội danh và hình phạt. Ở phần thứ nhất các bên đều tham gia theo các bước mô tả dưới đây. Việc xác định bị cáo có phải đã thực hiện hành vi bị truy tố hay không, tức là sự thật khách quan của vụ án,
chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đưa ra tại phiên toà. Hồ sơ vụ án trở thành nguồn tham khảo để dẫn dắt phiên tồ chứ khơng phải là nguồn chứng cứ cấp một hay duy nhất tại phiên toà. Đối với phần thứ hai, chỉ nên để Tồ án xác định tội danh và hình phạt căn cứ theo chứng cứ tại phiên toà xét xử và hồ sơ vụ án. Nếu hai bên không đồng ý với việc áp dụng pháp luật của Tồ án thì có thể kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Một phương án thay thế có phần thứ hai có thể là Thẩm phán quyết định về tội danh và hình phạt sau khi nghe tranh luận của Kiểm sát viên và người bào chữa về vấn đề này.
Thứ ba: Để bảo đảm sự cơng bằng giữa các bên đối tụng, phiên tồ xét
xử có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phần thủ tục
Bước 2: Phần mở đầu. Trong phần này Kiểm sát viên và Người bào chữa
(hoặc bị cáo, trong trường hợp khơng có người bào chữa) trình bày ngắn gọn quan điểm của mình về vụ việc và cách thức mình sẽ tiến hành tại phiên tồ xét xử. Kiểm sát viên có thể mơ tả ngắn sự việc xảy ra và quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên. Sau đó người bào chữa trình bày quan điểm của mình là bị cáo có phạm tội hay khơng.
Bước 3: Phần xét hỏi và trình bày vật chứng. Hai bên đối tụng lần lượt
gọi nhân chứng và trình bày vật chứng của mình có liên quan tới vụ án, bắt đầu từ bên buộc tội. Nhân chứng phải tuyên thệ trước Tồ án là phải khai chính xác, khách quan và cần phải có bắt đầu bởi người đề nghị triệu tập, sau đó tới phần xét hỏi chéo của phía đối tụng và cuối cùng là Hội đồng xét xử. Nếu có nhân chứng do hai bên cùng đề nghị triệu tập hay Giám định viên thì Kiểm sát viên được quyền hỏi trước.
Bước 4: Phần tranh tụng. Phần này bắt đầu bởi bản tranh luận của Kiểm
Bước 5: Hội đồng xét xử xác định sự thật khách quan và tuyên bố bị cáo
có tội hay khơng có tội.
Nếu bị cáo có tội thì trước khi kết án có thể cho bị cáo nói lời cuối cùng. Cũng có thể cho bị cáo nói lời cuối cùng sau khi kết thúc Bước 4, trước khi Hội đồng xét xử xác định sự thật khách quan của vụ án.