Về vai trò của Người bào chữa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)

Những đề xuất trên đây đã thể hiện khá đầy đủ sự điều chỉnh về vai trò của Người bào chữa trong mơ hình tố tụng Việt Nam có áp dụng các yếu tố tranh tụng.

Về tổng thể, vai trò của Người bào chữa được nâng lên ngang bằng với bên công tố và theo đó người bào chữa và Kiểm sát viên thực hiện chức năng công tố trở thành hai bên đối tụng trong vụ án. Sự công bằng giữa hai bên đối tụng phải được đảm bảo ít nhất trong giai đoạn truy tố và xét xử. Điều đó cũng có nghĩa là người bào chữa phải được tham gia đầy đủ vào q trình tố tụng ít nhất là từ khi kết thúc giai đoạn điều tra và hồ sơ vụ án hình sự được chuyển sang Viện Kiểm sát. Ngay tại thời điểm này, các cơ quan tố tụng phải thơng báo cho bị can tồn bộ các quyền có liên quan của mình, đặc biệt là quyền có người bào chữa. Trong giai đoạn điều tra, người bào chữa cũng phải được tham dự các cuộc hỏi cung bị can để chứng kiến và bảo đảm cho quyền cơ bản hiến định của bị can không bị vi phạm.

Cũng có thể có quan điểm cho rằng vai trị của Luật sư quá cao sẽ làm cho những Luật sư có năng lực tốt dễ thao túng phiên tồ; khi đó q trình thực thi cơng lý sẽ bị sai lệch vì bản thân người bào chữa làm việc với động cơ chính là cung cấp dịch vụ có thu phí. Điều này quả thật rất dễ và trên thực

tế đã xảy ra trong mơ hình tranh tụng truyền thống. Tuy nhiên trong mơ hình tố tụng thẩm vấn, điều đó rất ít khả năng xảy ra, kể cả khi mơ hình thẩm vấn đó có áp dụng các yếu tố tranh tụng. Bởi vì tham gia tìm sự thật khách quan của vụ án, ngồi Người bào chữa, cịn có những chun gia pháp luật là Kiểm sát viên và Thẩm phán, những người không dễ bị Người bào chữa qua mặt.

Trên đây đã đưa ra các đề xuất cụ thể về việc áp dụng một số yếu tố tranh tụng vào mơ hình tố tụng hiện hành của Việt Nam. Các đề xuất được đưa ra trong mối quan hệ tổng thể với nhau. Việc áp dụng một yếu tố đòi hỏi sự quan tâm tới những yếu tố khác. Tương tự việc điều chỉnh thêm, bớt một yếu tố cụ thể cần xem xét sự tác động tới những yếu tố còn lại. Cũng cần lưu ý rằng để có thể áp dụng thành cơng các yếu tố tranh tụng, điều quan trọng là cần một quyết tâm chính trị và một lộ trình cụ thể đưa các yếu tố này áp dụng một cách phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Chúng tôi cho rằng sau khi đã xác định được thực trạng mơ hình tố tụng hình sự hiện tại của Việt Nam thì khi tìm kiếm định hướng hồn thiện mơ hình đó cần chú ý đến một số vấn đề có tính phương pháp luận sau đây:

Mơ hình tố tụng hình sự Thế giới đã được hình thành trên cơ sở của vơ số thử nghiệm, sai lầm, đấu tranh và hồ hỗn chính trị trong lịch sử của các dân tộc trên thế giới. Mơ hình tố tụng hình sự của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc ln phản ánh những đặc thù nhất định về điều kiện lịch sử, văn hoá, truyền thống pháp lý của quốc gia, dân tộc đó. Đối với Việt Nam đó là sự ảnh hưởng sâu nặng của mơ hình tố tụng hình sự của nước ta khơng thể thốt ly những điều kiện này. Có quan điểm đề xuất là tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tranh tụng. Theo ý kiến của chúng tơi thì quan điểm này q dễ dãi và khơng thuyết phục ở góc độ thực tiễn cũng như lý luận. Trên thế giới đã có tiền lệ chuyển đổi một cách máy móc từ mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn sang mơ hình tố tụng tranh tụng vào năm 1989, bỏ không sử dụng

hồ sơ vụ án, mọi chứng cứ chỉ được xuất trình đầu tiên tại phiên tồ, v.v. Nhưng kết quả không khả quan, có nhiều trục trặc nên 1992 ITalia lại quyết định quay trở lại mơ hình tố tụng truyền thống của mình. ở khía cạnh khoa học thì quan điểm về mơ hình tố tụng hình sự pha trộn là cơ sở lý luận về khả năng tiếp nhận và giao thoa giữa các mơ hình tố tụng hình sự khác nhau mà khơng cần phải chuyển đổi làm mất đi đặc thù vốn có của mình. Thực tiễn lịch sử tố tụng hình sự Thế giới cũng cho thấy xu hướng tiếp nhận, giao thoa giữa các mơ hình tố tụng hình sự khác nhau mà không cần phải chuyển đổi làm mất đi đặc thù vốn có của mình. Thực tiễn lịch sử tố tụng hình sự Thế giới cũng cho thấy xu hướng tiếp nhận, giao thoa những yếu tố tích cực giữa mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn và mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng mà kết quả là hình thành mơ hình pha trộn như tố tụng hình sự của Pháp hiện nay. Bên cạnh đó, mơ hình tố tụng hình sự của quốc gia cịn hình thành dưới tác động mạnh mẹ của hệ thống chính trị và phản ánh rõ nét mối quan hệ về địa vị pháp lý giữa các cơ quan Nhà nước và công dân và các yếu tố chủ quan khác. Thí dụ như mơ hình tố tụng ở các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đã hình thành dưới tác động của mơ hình tố tụng hình sự Xơ Viết để thay thế cho mơ hình tố tụng hình sự. Nhưng sau khi Liên Xơ sụp đổ thì chế độ chính trị Nhà nước trong các nước này đã có thay đổi và nhiều nước trong số này đã nhanh chóng quay về với mơ hình tố tụng trước đây của mình. Vì vậy, hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự của quốc gia phải tính đến các yếu tố liên quan đến chế độ Nhà nước ở quốc gia đó, đến mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, sự tương tác lẫn nhau giữa các quốc gia diễn ra vô cùng mạnh mẽ và năng động theo hướng phù hợp với xu hướng chủ đạo có tính quy luật của sự phát triển trong từng lĩnh vực hay trong phát triển của lịch sử nhân loại. Lịch sử của tố tụng thế giới cũng thể hiện quy luật

chung, xu hướng chủ đạo trong lịch sử phát triển của nhân loại là xu hướng ngày càng nhân văn hơn, ngày càng đề cao quyền con người như là những giá trị cao nhất. Vì thế định hướng hồn thiện mơ hình tố tụng của quốc gia phải bắt kịp xu hướng chủ đạo đó, các phương thức và hình thức bảo vệ quyền con người phải được thể hiện đậm nét hơn trong các chế định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Như vậy giải pháp đúng trong việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay là cần mở rộng hơn các yếu tố tích cực của mơ hình tranh tụng về chuyển đổi từ mơ hình pha trộn thiên về thẩm vấn thành mơ hình pha trộn thiên về tranh tụng.

Giải pháp có tính định hướng lâu dài, như đã nói ở trên là hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự pha trộn về tranh tụng. Cần phải thừa nhận ngay tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự pha trộn thiên về tranh tụng, Cần phải thừa nhận ngay tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và sửa đổi nhiều nội dung của Bộ luật cho phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc này. Cụ thể:

- Bỏ quy định Toà án (Hội đồng xét xử) có quyền khởi tố vụ án tại Điều 104. - Bỏ quy định tại Điều 222 khi Viện Kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố mà Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án giống như trong trường hợp khơng rút quyết định truy tố. Thay vào đó là quy định trong trường hợp này Tồ án chỉ cịn lựa chọn duy nhất là tun bản án vô tội với Bị cáo.

- Sửa đổi Điều 196 theo hướng Tồ án trong bất kỳ trường hợp nào cũng khơng được vượt quá giới hạn truy tố của Viện Kiểm sát nếu điều đó làm bất lợi cho bị cáo. Tồ án chỉ có thể vượt q giới hạn truy tố của Viện Kiểm sát nếu không làm bất lợi cho bị cáo, không ảnh hưởng đến quyền bào chữa của Bị cáo.

- Sửa Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 theo hướng xác định Toà án cơ quan thực hiện chức năng xét xử, khơng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tồ án cũng có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng Tồ án thực hiện nhiệm vụ đó thơng qua chức năng xét xử của mình. Tồ án khơng phải là người truy tố bị cáo nên Tồ án khơng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát). Tồ án chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong bản án của mình lý do vì sao Tồ án chấp nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát mà không chấp nhận lời bào chữa của Luật sư (khi tuyên bản án kết tội bị cáo) hoặc ngược lại, vì sao Tồ án khơng chấp nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát mà lại chấp nhận lời bào chữa của Luật sư (khi tuyên bản án vô tội với bị cáo).

Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

- Sửa đổi thủ tục xét hỏi tại phiên toà. Tham gia vào thủ tục xét hỏi chỉ có các bên tranh tụng. Bên buộc tội là Viện Kiểm sát và người bị hại, nguyên đơn dân sự. Bên bào chữa là người bào chữa, bị cáo, bị đơn dân sự. Xét hỏi chính là cách thức chứng minh bằng các chứng cứ sự tồn tại (hoặc khơng tồn tại) của những sự kiện, tình tiết cụ thể của vụ án. Chứng minh tội phạm là quyền của bên bào chữa. Tồ án khơng phải là bên tranh tụng nên không tham gia xét hỏi mà là người điều khiển q trình xét hỏi. Những câu hỏi của Tồ án trong phần này chỉ có thể là những câu hỏi mang tính thủ tục. Bất kỳ câu hỏi nào của Tồ án về tình tiết cụ thể của vụ án đều khơng đúng chức năng và đều có thể làm nghi ngờ sự vơ tư khách quan của Toà án.

- Khi Tồ án trở về với vai trị là trọng tài vô tư khách quan điều khiển phiên toà, điều khiển tranh tụng của các bên và đưa ra phán quyết trên cơ sở kết quả tranh tụng đó thì cần thay đổi quy định Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ trước khi xét xử. Thẩm phán chỉ nghiên cứu hồ sơ ở khía cạnh hồ sơ có

tuân thủ các thủ tục tố tụng, hồ sơ có đủ điều kiện về thủ tục để đưa ra xét xử hay khơng? Cịn vấn đề chứng minh thu thập trong hồ sơ thế nào, có đủ để chứng minh lỗi của bị cáo hay không, tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố bị cáo có phù hợp với chứng cứ hay không, v.v. không thuộc trách nhiệm và không phải là mối quan tâm của Thẩm phán. Đó là trách nhiệm và mối quan tâm của bên buộc tội.

- Sửa đổi quy định về việc Thẩm phán trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179 và Điều 199 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003). Những quy định này được xem như là “đường cứu nạn” cho Viện Kiểm sát. Điều 179 quy định những trường hợp Thẩm phán có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Luật lại quy định trong trường hợp Viện Kiểm sát không chấp nhận những yêu cầu bổ sung đó và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tồ án vẫn tiến hành xét xử. Luật đã quy định như vậy thì Tồ án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm gì? Rõ ràng là chỉ làm mất thời gian. Trường hợp duy nhất mà Thẩm phán có quyền trả hồ sơ yêu cầu bổ sung là khi phát hiện có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và những vi phạm đó cản trở việc xét xử của Tồ án, Thí dụ như Viện Kiểm sát chưa tống đạt cáo trạng chi bị cáo. Còn vấn đề chứng cứ đã đủ hay chưa, có thể xét xử được hay khơng, chứng cứ nào là chứng cứ quan trọng của vụ án, v.v. khơng phải là sự quan tâm của Tồ án vì người phải quan tâm về việc này là Viện Kiểm sát. Toà án chỉ cần quan tâm là tại phiên toà Viện Kiểm sát có chứng minh được cáo trạng của mình hay khơng. Trường hợp Viện Kiểm sát cho rằng đã đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo nhận hối lộ 6.000 USD trong khi đó Tồ án lại cho rằng khơng đủ chứng cứ về tội nhận hối lộ 6.000 USD thì Tồ án có cần trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để thu thập chứng cứ bổ sung khơng? Hồn tồn khơng cần. Tồ án khơng có lựa chọn nào khác là phải tun bị cáo vơ tội vì Viện Kiểm sát khơng chứng minh được tội của bị cáo. Khơng chứng minh được tội phạm có nghĩa là sự vơ tội

đã được chứng minh. Tương tự khi Toà án thấy Viện Kiểm sát chỉ chứng minh được bị cáo nhận hối lộ có 2.000 USD chứ khơng phải 6.000 USD như cáo trạng thì Tồ án có thể tun bản án kết tội bị cáo về nhận hối lộ 2.000 USD mà không cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.

- Sửa đổi điều 23 theo hướng quy định tại phiên toà sơ thẩm Viện Kiểm sát chỉ thực hành quyền công tố, không thực hiện hoạt động kiểm sát xét xử đối với hoạt động của Toà án. Sự sửa đổi này là cần thiết bởi lẽ khi cải cách Tư pháp đã xác định vai trò trung tâm của Tồ án trong tố tụng hình sự thì ngồi nhân dân và Tồ án cấp trên ra không ai trong số các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng hình sự có thể giám sát hoạt động của Tồ án. Ngược lại, hoạt động tố tụng của tất cả các chủ thể tham gia phiên toà, kể cả Viện Kiểm sát cần phải chịu sự giám sát của Toà án (Hội đồng xét xử) với tư cách là người điều khiển phiên toà.

Phiên tồ sơ thẩm tranh tụng có tác động tích cực đến giai đoạn điều tra. Phiên tồ sơ thẩm có tính tranh tụng khi Tồ án trở về vai trị đích thực của nó là trọng tài vơ tư khách quan, chỉ xét xử chứ không buộc tội thay cho Viện Kiểm sát hay cùng Viện Kiểm sát buộc tội bị cáo. Một khi như vậy thì đương nhiên Viện Kiểm sát khơng cịn chỗ dựa nữa. Viện Kiểm sát sẽ không thể tham gia tranh tụng tích cực. Một khi Viện kiểm sát đã sẵn sàng tranh tụng có nghĩa là việc truy tố bị cáo đã được cân nhắc, xem xét thận trọng từ chứng cứ cho đến tội danh. Chứng cứ thì lại do cơ quan điều tra thu thập. Do vậy để có thể tự tin tranh tụng bình đẳng, sịng phẳng với bên bào chữa thì Viện Kiểm sát khơng thể dễ dãi với cơ quan điều tra và với kết quả hoạt động điều tra. Bất kỳ sự dễ dãi với cơ quan điề tra về việc tuân thủ các yêu cầu của Bộ luật Tố tụng Hình sự trong quá trình điều tra thì sau này tại phiên toà sơ thẩm Viện Kiểm sát sẽ phải trả giá về sự dễ dãi đó bằng chính uy tín của ngành mình, uy tín của chính cá nhân Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố trước Tồ.

Ngồi tác động có tính dây chuyền này vẫn cần thiết mở rộng phạm vi tranh tụng trong giai đoạn điều tra. Mở rộng tính tranh tụng trong giai đoạn này chính là mở rộng phạm vi quyền bào chữa của bị can, của người bị tạm giữ và mở rộng những bảo đảm tố tụng cho quyền bào chữa. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã ghi nhận sự tham gia của người chữa ở thời điểm khi có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w