Hoàn thiện các chế định pháp luật nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng khác và công dân (cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan, Người làm chứng), cụ thể là:
- Về chế định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng): Chế định này cần quy định đầy đủ và rõ ràng các vấn đề sau:
+ Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn dân sự; + Thủ tục công nhận cá nhân hoặc tổ chức là nguyên đơn dân sự;
+ Việc áp dụng các quy định pháp luật dân sự và tố tụng dân sự (thu thập chứng cứ, thoả thuận bồi thường; việc tách việc dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, v.v) trong quá trình giải quyết dân sự trong vụ án dân sự.
- Chế đinh về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra cần được quy định đầy đủ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự về các vấn đề cơ bản sau:
+ Quyền được minh oan của Người bị oan bao gồm: quyền được bồi thường thiệt hại về tài sản; Khắc phục những hậu quả thiệt hại về tinh thần và phục hồi quyền lao động, hưu trí, nhà ở và các quyền khác.
+ Nhà nước bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho cơng dân bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan khơng phụ thuộc vào lỗi của cơ quan Tư pháp nào gây ra;
+ Các trường hợp (đối tượng) được minh oan bao gồm: Bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án theo quy định tại các điểm 1 - 5 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Người được Tồ án tun khơng phạm tội; Người mà bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật bị huỷ và vụ án bị đình chỉ theo các căn cứ quy định tại điểm 1 - 5 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự;
+ Những người đại diện hợp pháp của người được minh oan có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Quy định những biện pháp chăm sóc trẻ em, Người sống nương tựa vào Bị can, Bị cáo và những biện pháp bảo quản tài sản của họ.
- Quy định đầy đủ, cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp và những biện pháp bảo vệ người bị hại, Người làm chứng hoặc những người khác tham gia tố tụng hình sự, cũng như những người thân thích của họ mà các cơ quan này phải áp dụng trong trường hợp bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản.
1.2.2.6. Hoàn thiện các quy định về các phương pháp tố tụng
Chúng tôi cho rằng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới cần sửa đổi phương pháp tố tụng như sau:
- Quy định trách nhiệm chứng minh tại phiên tồ thuộc về các bên tranh tụng, cịn Hội đồng xét xử chủ yếu thực hiện vai trị trọng tài có trách nhiệm theo dõi, giám sát và hướng cho q trình tranh tụng tại phiên tồ tập trung làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ về vụ án, đồng thời có quyền tham gia vào q trình xét hỏi ở bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
- Quy định trình tự xem xét các chứng cứ bắt đầu từ các chứng cứ do bên buộc tội đưa ra, sau đó là các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra. Quy định bắt buộc phải cách ly bị cáo và những người chưa xét hỏi; Cho phép tại phiên tồ có thể áp dụng tất cả các phương pháp (hoạt động) điều tra mà Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định nhằm xác định sự thật về vụ án, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Quy định trình tự tranh luận, đối đáp cần quy định theo thứ tự bắt đầu từ Công tố viên, tiếp theo là các chủ thể khác của bên buộc tội rồi đến Người bào chữa, Bị cáo và các chủ thể khác của bên bào chữa. Trong mọi trường hợp, Người bào chữa và Bị cáo ln có quyền phát biểu sau cùng.
Kết luận chương 1
Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án đồng thời cũng là phương tiện để đạt được mục đích và các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình tố tụng hình sự và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng.
Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự khơng chỉ thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam mà cịn góp phần bảo vệ quyền con người. Nhận thức nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự theo tinh thần Nghị quyết số: 08/NQ-TW năm 2006 là yêu cầu đang đặt ra. Do vậy nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, sau khi phân tích khái niệm tranh tụng, tranh tụng trong tố tụng hình sự, đề tài đã xây dựng khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự với các đặc điểm và yêu cầu của nguyên tắc. Đặc biệt, đề tài đã chỉ ra những nội dung của nguyên tắc và sự chi phối của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự trong hoạt động tố tụng hình sự. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiêu chí để nhận thức, đánh giá thực trạng nguyên tắc này trong pháp luật về hình sự và thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay.
Chương 2