Việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam là một nhu cầu tất yếu khách quan và cấp bách xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công cuộc cải cách Tư pháp mà Nghị quyết số 49/NQ-TW đã đề ra: “Xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động Tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao” ... “Nâng cao chất lượng cơng tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, Người bào chữa và Những người tham gia tố tụng khác, v.v. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, Người bào chữa, Bị cáo, Nhân chứng, Nguyên đơn, Bị đơn, Người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định, v.v.). Quán triệt Nghị quyết 49 nêu trên, chúng tôi cho rằng việc
hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự hiện nay cần quan tâm những vấn đề sau đây:
Một là, trước hết cần nghiên cứu xây dựng mơ hình tố tụng hình sự ở
nước ta theo kiểu bán tranh tụng, tức là kết hợp một số yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng với mơ hình tố tụng hình sự hiện hành.
Hai là, cần đổi mới tố chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan Tư
pháp, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án Nhân dân la khâu trung tâm. Hệ thống tổ chức và hoạt động Viện Kiểm sát Nhân dân
cần được cải cách theo hướng tái thành lập hệ thống Viện Công tố (phù hợp với hệ thống tổ chức mới của Toà án Nhân dân theo cấp xét xử) với chức năng duy nhất là thực hành quyền công tố (bao gồm cả hoạt động chỉ huy công tác điều tra). Mặt khác cần đồng thời tiến hành việc hoàn thiện các thiết chế bổ trợ Tư pháp (tổ chức Luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý; Giám định Tư pháp; v.v.).
Ba là, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo hoạt động của các cơ quan Tư
pháp và mối quan hệ của các cơ quan này với chính quyền địa phương.
Bốn là, hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.
Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp và Bổ trợ Tư pháp (Điều tra
viên, Công tố viên, Thẩm phán, Luật sư, Giám định viên) trong sạch, vững mạnh, có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng.
Sáu là, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho hoạt động
của các cơ quan Tư pháp; hồn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ Tư pháp.
Bảy là, tăng cường cơ chế giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động
Tư pháp hình sự.
Tám là, tăng cường hợp tác quốc tế về Tư pháp, v.v.
Trong các định hướng nêu trên thi việc hồn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự (mà trọng tâm là xây dựng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới) giữ vai trị quyết định vì nó là cơ sở pháp lý để có thể tiến hành đồng bộ các giải pháp khác về hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự ở nước ta. Vì vậy ở đây chúng tơi chỉ tập trung trao đổi một số ý kiến về vấn đề hồn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Kết luận chương 2
Nguyên tắc tố tụng hình sự là một nguyên tắc quan trọng trong Luật Hình sự Việt Nam. Trong bối cảnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN. Nguyên tắc tranh tụng tố tụng hình sự cần được nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn để đảm bảo tính khách quan và dân chủ trong các hoạt động của các cơ quan Tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Tồ án nói riêng. Xuất phát từ u cầu đó, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, đề tài tập trung phân tích nội dung nguyên tắc trong pháp luật hình sự Việt Nam; từ đó đánh giá thực trạng vận dụng nguyên tắc trong thực tiễn hoạt động xét xử. Từ những đánh giá thực trạng với thành tựu và hạn chế của nguyên tắc, trong Chương 2, đề tài đã nêu ra những vấn đề có tính chất tình huống đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là cơ sở để luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự.
Chương 3