Tương phản với vai trò nổi bật của các cơ quan tiến hành tố tụng là vai trò yếu ớt của Người bào chữa, thường là Luật sư hoặc Bào chữa viên Nhân dân. Trong mơ hình tố tụng hiện tại, Người bào chữa chỉ được xếp vào diện
“những người tham gia tố tụng” và khơng được coi là phía đối tụng của các “cơ quan tiến hành tố tụng” trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Theo quy định của Bộ luật 2003, Người bào chữa có thể tham gia vụ việc từ khá sớm: có thể từ lúc người bị tạm giữ hay bị khởi tố bị can. Bộ luật cũng quy định người bào chữa cũng có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ hay hỏi cung bị can. Người bào chữa cũng có quyền gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Tuy nhiên, Luật lại không quy định nghĩa vụ tương ứng của các cơ quan Điều tra hay Viện Kiểm sát. Như đề cập trên đây, việc bổ sung các chứng cứ do Người bào chữa thu thập được vào hồ sơ hình sự đều phải thơng qua các cơ quan tiến hành tố tụng. Luật cũng không quy định Người bào chữa được đọc, ghi chép và sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án hình sự mà chỉ được “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”. Những quy định trên mang tính hạn chế hoặc mập mờ như vậy gây khơng ít khó khăn cho Người bào chữa trong việc phát huy vai trị của mình trong q trình tố tụng. Thậm chí, những quy định đó thiếu hẳn một cơ chế khách quan bảo đảm cho Người bào chữa thực hiện quyền tố tụng, làm cho Người bào chữa đơi khi rơi vào tình trạng khơng bảo vệ được quyền của chính mình. Ví dụ trường hợp khi cơ quan Điều tra gây khó khăn để Người bào chữa khơng gặp được bị can hay không cho Người bào chữa tiếp cận hồ sơ hình sự kịp thời, Người bào chữa sẽ chỉ có cách xử lý duy nhất là khiếu nại theo con đường hành chính. Trong trường hợp đó, người giải quyết lại chính là cấp trên của người đã gây khó khăn cho Người bào chữa.
Sự mờ nhạt của vai trị Người bào chữa trong mơ hình tố tụng Việt Nam hiện tại thể hiện rõ nhất trong giai đoạn xét xử. Trong hai giai đoạn này, vai trò của Người bào chữa được coi là đại diện cho bên gỡ tội, hồn tồn khơng cân sức so với vai trò của Kiểm sát viên, đại diện cho bên buộc tội. Ngồi
việc kiểm sốt những gì sẽ được đưa vào hồ sơ hình sự, kiểm sát viên cịn có điều kiện pháp lý để định hướng trước phiên toà xét xử bằng việc đưa vào trong hồ sơ hình sự một văn bản đề nghị danh sách những người được triệu tập để xét hỏi trước Tồ và trình tự xét hỏi. Dựa trên danh sách này Tồ án sẽ quyết định về người được triệu tập và trình tự xét hỏi. Trong khi đó, Người bào chữa hồn tồn khơng có điều kiện pháp lý tác động lên q trình này. Trường hợp thường xảy ra là Người bào chữa ra phiên tồ khơng được xét hỏi nhân chứng của mình mà lại là nhân chứng được đề xuất vì mục đích buộc tội của Viện Kiểm sát.
Tại phiên toà xét xử, vai trò của Kiểm sát viên còn nổi bật hơn Người bào chữa rất nhiều, cả về khía cạnh hình thức và thủ tục. Viện Kiểm sát Nhân dân ln có hai chức năng là công tố và giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tư pháp. Tại phiên toà họ thực hiện cả hai chức năng này, nghĩa là một mặt họ là một bên trong vụ án hình sự, mặt khác họ lại là người giám sát chính người đang xét xử vụ án họ đang thụ lý, tức là Toà án. Hai chức năng này thường được thực hiện bởi cùng một hoặc hai Kiểm sát viên tại phiên toà xét xử mà không tách bạch với nhau. Điều này dẫn tới bất cập trong việc xác định vị trí của Kiểm sát viên tại phiên toà. Chức năng giám sát đặt Kiểm sát viên ngang với Hội đồng xét xử nên về mặt hình thức vị Kiểm sát viên, thay vì phải có chỗ ngồi ngang hàng với Người bào chữa để thể hiện sự cơng bằng thì thường ngồi cao hơn và ngang với vị trí của Hội đồng xét xử. Sự phân biệt này, tuy là hình thức, song phản ánh quan điểm phân định vị trí các chủ thể tham dự phiên tồ và tác động khơng nhỏ tới các thủ tục diễn ra tại phiên tồ.
Phiên tồ xét xử hình sự diễn ra theo một trật tự theo pháp luật quy định. Sau thủ tục bắt đầu phiên toà, Kiểm sát viên sẽ đọc cáo trạng mà thực chất là một Bản luận tội kèm theo tội danh và khung hình phạt. Tương ứng với bản luận tội này khơng có lời đáp nào từ phía gỡ tội mà phiên toà đi ngay vào thủ
tục xét hỏi. Thực chất thủ tục này là xét hỏi các nhân chứng và những người liên quan để xác minh các chứng cứ trong hồ sơ hình sự do Viện Kiểm sát gửi cho Tồ án. Trình tự xét hỏi ln bắt đầu bằng Thẩm phán, rồi tới Kiểm sát viên và Người bào chữa. Trình tự xét hỏi xong, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, mà thực chất đây là lời luận tội thứ hai. Sau đó, Người bào chữa, lần đầu tiên trong suốt phiên tồ được trình bày quan điểm của mình. Đó cũng được coi là ý kiến tranh luận đối với luận tội của Kiểm sát viên. Sau khi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của mình, Kiểm sát viên có cơ hội thứ ba để đưa ra ý kiến và lập luận của mình trước khi Hội đồng xét xử nghị án và Toà án.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong suốt quá trình xét xử nếu người bào chữa chỉ có một cơ hội nói lên ý kiến và lập luận của mình thì Kiểm sát viên có tới ba cơ hội tương tự để khẳng định ý kiến của mình, trong đó cơ hội để chốt vấn đề. Khơng chỉ có vậy, mọi tranh luận và đối đáp đều xoay quanh trục chính là luận tội mà Kiểm sát viên đưa ra. Người bào chữa rất ít cơ hội có thể lái phiên tồ xét xử theo một hướng khác.
Rõ ràng sự chênh lệch vị trí, vai trị giữa Kiểm sát viên và Người bào chữa trong mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành một mặt làm cho mơ hình tố tụng đó có xu hướng buộc tội đối với bị can, bị cáo, mặt khác nó làm cho mơ hình tố tụng khơng tận dụng được nguồn chứng cứ cũng như trí tuệ chuyên nghiệp của Người bào chữa, cụ thể là Luật sư, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án.