Hồn thiện quy trình tố tụng trong mơ hình tố tụng tranh tụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

tụng

Thơng thường các giai đoạn nghiên cứu chia quy trình tố tụng trong mơ hình tố tụng tranh tụng thành hai giai đoạn: giai đoạn tiền xét xử và giai đoạn xét xử. Khác với mơ hình thẩm vấn, hai giai đoạn này của mơ hình tranh tụng khá tách biệt với nhau do khơng có sự hiện diện của một hồ sơ hình sự thống nhất làm cầu nối giữa hai giai đoạn.

Giai đoạn tiền xét xử

Giai đoạn tiền xét xử trong mơ hình tố tụng tranh tụng thường bắt đầu ngay sau khi khởi tố bị can hay bắt tạm giam, tạm giữ cho đến khi vụ việc đưa ra xét xử tại Toà án. Các chủ thể tham gia vào giai đoạn này bao gồm: Tồ án, Cơ quan Điều tra, Cơ quan cơng tố và Luật sư bào chữa.

Cơ quan điều tra thường là cơ quan đầu tiên biết về việc phạm tội, tiến hành điều tra ban đầu và ra quyết định khởi tố. Một khi bị khởi tố thì bị can đã có quyền mời Luật sư. Lúc này Luật sư đã có thể tham gia ngay vào q trình tố tụng. Khi bắt bị can, cơ quan điều tra cũng phải thông báo cho bị can toàn bộ các quyền tố tụng của họ. Việc thẩm tra bởi cơ quan điều tra cũng không thể tiến hành đối với bị can nếu như khơng có sự hiện diện của Luật sư. Như vậy là sự tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng trong mơ hình tranh tụng là khá sớm, có thể nói muộn nhất là cùng với Cơng tố viên. Trong mơ hình tranh tụng, khi Công tố viên tham gia vào giai đoạn tiền xét xử để tiến hành hoạt động điều tra thì quan hệ của họ với cơ quan điều tra thường là quan hệ hợp tác để tiến hành điều tra và truy tố tội phạm hơn là vai trò giám sát hay chỉ đạo hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.

Điểm đặc trưng nhất của giai đoạn tiền xét xử là cả bên bào chữa và bên cơng tố đều có quyền điều tra như nhau. Cả hai bên đều tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, phỏng vấn nhân chứng và tự lập hồ sơ hình sự riêng

phục vụ mục đích của mình và theo cách lựa chọn. Ngoại trừ các quy định liên quan tới việc bảo vệ quyền cơng dân, pháp luật về quy trình điều tra trong mơ hình tố tụng tranh tụng khá lỏng lẻo. Các bên đều có thể tiến hành thu thập chứng cứ theo cách riêng của mình.

Trong quá trình điều tra và cũng là trong suốt q trình tố tụng nói chung, Luật sư bào chữa và công tố viên đại diện cho những lợi ích khác nhau và có mục tiêu khác nhau. Bên bào chữa bảo vệ lợi ích của bị can và chỉ tuyên tìm những chứng cứ nhằm gỡ tội cho bị can; bên cơng tố có nhiệm vụ buộc tội nên chỉ chú trọng tới các bằng chứng buộc tội. Bên công tố khơng có nghĩa vụ phải xem xét các bằng chứng gỡ tội; cũng như bên Luật sư có quyền lờ đi các bằng chứng buộc tội thân chủ của mình. Tuy nhiên trong mơ hình tranh tụng, Cơng tố viên và luật sư cũng thường có nghĩa vụ phải trao đổi thơng tin về chứng cứ của mình cho nhau. Đặc biệt là do có lợi thế nghề nghiệp hơn trong việc thu thập chứng cứ, Cơng tố viên có nghĩa vụ phải trao đổi thơng tin và hồ sơ hình sự của mình cho Luật sư bào chữa.

Trong quá trình tiền xét xử, bên bào chữa và bên cơng tố cũng có thể đàm phán nhận tội (plea bargaining). Đây là thủ tục cho phép công tố viên đàm phán với bên bào chữa để bị can nhận một tội nào đó và qua đó đình chỉ thủ tục tố tụng đối với vụ án hình sự đang diễn ra. Thủ tục này được coi là có lợi cho cả hai bên trong quá trình tố tụng. Bên bào chữa thường sẽ nhận một tội nhẹ hơn tội đang bị điều tra và không phải chịu rủi ro bị kết án tội đó; cịn bên cơng tố thì có thể đóng lại một vụ việc phức tạp mà chưa chắc mình có thể thắng tại Tồ. Sau khi đàm phán với nhau, các bên sẽ cùng nhau tới Tồ án để cơng nhận kết quả đàm phán. Đàm phán nhận tội là một thực tiễn rất thường xun trong mơ hình tố tụng tranh tụng và được xem là một biện pháp hiệu quả để giảm tải số lượng các vụ án hình sự cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Có thể thấy nhân vật chính trong q trình tố tụng tiền xét xử của mơ hình tố tụng tranh tụng là cơng tố viên và luật sư bào chữa, một người đại diện cho Nhà nước với mục đích buộc tội và người kia đại diện cho lợi ích của bị can và có mục đích gỡ tội.

Sự tham gia của Thẩm phán hay chính xác hơn là Tồ án hay chính xác hơn là Tồ án, trong q trình tố tụng tiền xét xử là khơng nổi bật; mỗi khi tham gia, vai trị của Tồ án thường là bảo vệ quyền lợi cơ bản của công dân hoặc là để đảm bảo quy trình tố tụng diễn ra cơng bằng và trơi chảy. Ví dụ: trong vịng 48 tiếng kể từ khi bị bắt, bị cáo phải được đưa ra trước Toà án để xác nhận lại lệnh bắt; nếu Luật sư không được Công tố viên chia sẻ hồ sơ hình sự thì Luật sư có quyền kiện ra Tồ án; trong trường hợp có những nhân chứng quan trọng khơng chịu hợp tác thì các bên cũng có thể u cầu Tồ án triệu tập nhân chứng đó tới để lấy lời khai trước một Đại Bồi thẩm đoàn (Grand jury).

Giai đoạn xét xử

Giai đoạn xét xử bắt đầu bằng việc các bên gửi vụ việc để yêu cầu Toà án xét xử. Trong giai đoạn xét xử, Tồ án khơng đọc hay nghiên cứu trước hồ sơ của vụ án do các bên lập. Trước khi ra phiên toà xét xử, tất cả những người ngồi xử, bao gồm cả Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn, đều chưa biết về nội dung vụ án. Các bên sẽ phải trình bày miệng chứng cứ của mình và trực tiếp kiểm chứng chúng trước Tồ. Như vậy là giai đoạn xét xử trong mơ hình tố tụng tranh tụng gần như tách biệt hoàn toàn khỏi giai đoạn tiền xét xử và đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn xét xử trong mơ hình tranh tụng.

Các chủ thể chính tham gia vào các giai đoạn xét xử của mơ hình tranh tụng gồm có Tồ án (bao gồm Thẩm phán hoặc Đồn Bồi thẩm), cơ quan Cơng tố và Luật sư. Nhân viên của cơ quan điều tra có thể tham dự vào phiên tồ xét xử. Song khi đó họ sẽ tham gia với tư cách là nhân chứng và phải tuyên thệ trước lời khai của mình chứ khơng phải với tư cách cơ quan điều tra vụ án.

Trước khi tiến hành phiên toà xét xử, Thẩm phán thụ lý vụ án có thể triệu tập một số phiên toà (hearing) để giải quyết các vấn đề thủ tục và chuẩn bị cho phiên tồ xét xử, ví dụ chọn thành viên Đồn Bồi thẩm, đặt lịch xét xử, nghe khiếu nại về thủ tục của Luật sư hay triệu tập nhân chứng để nghe lời khai trước Đại bồi thẩm đoàn (Grand Jury), v.v. Ngoài việc đặt lịch xét xử và chọn Đồn Bồi thẩm, các cơng việc khác thường được triệu tập theo tố quyền (motion) của một bên tranh tụng tức là Luật sư hoặc Cơng tố viên.

Trong suốt phiên tồ xét xử, Thẩm phán im lặng và gần như không bao giờ hỏi những câu hỏi liên quan tới nội dung vụ án hay xét hỏi nhân chứng. Trong mơ hình tranh tụng điển hình, Thẩm phán cũng khơng phải là người quyết định về sự thật khách quan của vụ việc, tức là quyết định có tội hay khơng có tội mà chỉ quyết định về hình phạt sau khi bị cáo đã bị kết tội. Nói chung Thẩm phán sẽ chỉ can thiệp vào việc xử án trong các trường hợp sau:

- Khi Thẩm phán cần phải hướng dẫn Đoàn Bồi thẩm về một số thủ tục, ví dụ như bỏ qua một chứng cứ khơng hợp lệ hay u cầu Đồn Bồi thẩm vào nghị án, v.v.

- Khi cần phải quyết định về một vấn đề liên quan tới tính hợp lệ của chứng cứ, Ví dụ như nếu một bên phản đối lời xét hỏi đối với nhân chứng, cho rằng lời xét hỏi đó đã vi phạm các quy định về tính hợp lệ của bằng chứng (evidenciry rule).

- Quyết định cho phép hay khơng có phép quyền của một bên nào đó, ví dụ một bên yêu cầu Toà án triệu tập một nhân chứng nào đó phát sinh tại Tồ.

- Quyết định các vấn đề pháp lý khác.

Như vậy có thể thấy rằng Thẩm phán chỉ có vai trị thủ tục, nắm giữ luật lệ trong giai đoạn xét xử. Điều này xuất phát từ Triết lý của mơ hình tố tụng là đề cao sự cơng bằng và bình đẳng của bên buộc tội và bên gỡ tội. Vai trị của Thẩm phán chính là người nắm giữ luật lệ, bảo đảm có một mơi trường cơng bằng cho việc cạnh tranh giữa giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Chính vì

thế, đã có học giả ví vai trị của Thẩm phán trong mơ hình tranh tụng như vai trò của trọng tài thể thao, người nắm giữ được cách luật lệ và bảo đảm cho “cuộc đấu” giữa hai bên được diễn ra một cách công bằng.

Về mặt pháp lý, Thẩm phán của mơ hình tranh tụng, ví dụ Thẩm phán Mỹ, cũng có quyền can thiệp về mặt nội dung vào vụ án dựa trên thuyết “sai rõ ràng” (Plain errors) hay tính hiệu quả của người bào chữa (Effective assistance of counsel) để góp ý về bằng chứng (ví dụ khơng đủ chứng cứ buộc tội) chỉ giám định giám định viên, v.v. Mặc dù vậy trên thực tế Thẩm phán Mỹ rất ít khi can thiệp và ra quyết định về nội dung của vụ án.

Trong một phiên tồ xét xử hình sự của mơ hình tranh tụng điển hình ln có sự hiện diện của Đồn Bồi thẩm bên cạnh Thẩm phán chủ toạ. Đoàn Bồi Thẩm bao gồm 12 thành viên là những người chọn trong cộng đồng và không bắt buộc phải biết về pháp luật. Thơng thường, họ là những người khơng có kiến thức pháp luật. Tại phiên tồ xét xử, chính Đồn bồi thẩm sẽ là người quyết định bị cáo có tội hay khơng có tội, tức là quyết định về sự thật khách quan của vụ việc; còn Thẩm phán sẽ là người quyết định vè hình phạt nếu bị cáo bị tun có tội.

Tại phiên toà xét xử, thành viên Đoàn Bồi thẩm ngồi thành nhóm riêng và hồn tồn im lặng trong suốt phiên xét xử. Điều duy nhất họ làm trước khi nghị án là lắng nghe một cách thụ động những gì diễn ra tại phiên tồ, từ lời khai của nhân chứng, câu hỏi và lập luận của bên buộc tội và bên gỡ tội. Các thành viên Đồn Bồi thẩm cũng khơng được nghiên cứu hồ sơ vụ án từ trước. Phiên toà xét xử là lần đầu tiên họ được nghe về vụ án và những gì họ nghe là căn cứ duy nhất để họ ra quyết định về việc bị cáo có tội hay khơng. Chính vì vậy, Bồi thẩm đồn thường được ví như những tờ giấy trắng mà nội dung viết trên đó thế nào hồn tồn do bên buộc tội và bên gỡ tội quyết định.

Cho dù so với giai đoạn xét xử, vai trị của Tồ án, thông qua Thẩm phán, đã trở nên tích cực hơn trong giai đoạn xét xử, song diễn viên chính của giai đoạn xét xử một lần nữa vẫn là các bên đối tụng của vụ án: cơng tố và bào chữa.

Một phiên tồ xét xử thường bắt đầu bằng một phần thủ tục ngắn gọn do Thư ký Tồ án làm. Sau đó hai bên đối tụng có lời mở đầu với nội dung là ý kiến của mình về vụ việc. Cơng tố viên sẽ mở đầu trước bằng việc trình bày ngắn gọn ý định của mình là sẽ chứng minh bị cáo phạm tội cịn người bào chữa sẽ nói rằng thân chủ mình khơng phạm tội. Sau thủ tục này, các bên sẽ lần lượt gọi từng nhân chứng, bắt đầu bằng tên buộc tội và sau đó là bên bào chữa. Mỗi nhân chứng sẽ phải tun thệ mình chỉ nói sự thật và nếu nói sai sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xét hỏi nhân chứng sẽ bắt đầu bởi người gọi nhân chứng, sau đó sẽ có thủ tục xét hỏi chéo (cross - examination), tức là phía đối tụng sẽ xét hỏi nhân chứng đó. Sau phần xét hỏi sẽ tới phần tranh luận của các bên, bắt đầu từ bên công tố. Lúc này, các bên sẽ hướng về Đoàn Bồi thẩm và đưa ra lập luận cho quan điểm của mình. Sau đó, Đồn Bồi thẩm sẽ rút vào nghị án và quyết định xem bị cáo có phạm tội hay khơng. Trong suốt quá trình xét xử cho đến lúc này, vấn đề gì được xem xét chỉ là có tội hay khơng có tội, tức là sự thật khách quan vụ án là gì. Tất cả các quan điểm về mức án, tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, khung hình phạt đều chưa được đề cập đến vì về nguyên tắc bị cáo vẫn chưa có tội.

Trong một phiên tồ xét xử theo mơ hình tố tụng như trên, quả thật chính cơng tố viên và người bào chữa, mà thường là Luật sư, là những người trình diễn chính và quyết định diễn biến tại phiên tồ. Chính Cơng tố viên và Người bào chữa chứ khơng phải Thẩm phán là người quyết định những vấn đề sau:

- Nhân chứng cần triệu tập ra Toà, kể cả Giám định viên; - Trình từ xét hỏi nhân chứng;

- Xác định vấn đề cần làm rõ của vụ án với Toà án; - Đưa ra tranh luận của mình về vụ án.

Khác với mơ hình tố tụng thẩm vấn, trong mơ hình tranh tụng, vai trò của bị cáo là hết sức mờ nhạt. Như đã đề cập ở trên, quyền im lặng của bị cáo được tuyệt đối tơn trọng. Chính vì vậy, Bị cáo thường khơng phát biểu gì trong suốt phiên xử, kể cả lời nói cuối cùng trước khi Đồn Bồi thẩm nghị án. Khả năng duy nhất để bị cáo trình bày tại phiên toà là với tư cách nhân chứng tự nguyện, lúc đó bị cáo sẽ phải tuyên thệ là nói sự thật và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phát hiện nói dối.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w