NHỮNG ĐỀ XUẤT HỒN THIỆN MƠ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 105)

NAM

Thứ nhất: cần phải thay đổi vị trí của các chủ thể tham gia tố tụng, đặc

biệt là cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Luật sư của phía bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự gắn với việc sửa đổi nguyên tắc về chứng cứ và trách nhiệm chứng minh.

Theo trình tự tố tụng thơng thường, có thể tóm tắt tố tụng hình sự Việt Nam như sau: Một hành vi phạm tội khi được phát hiện sẽ được phát hiện sẽ được bắt đầu bằng việc cơ quan Điều tra tiến hành điều tra qua các thao tác như: Khởi tố vụ án, Khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra và đề nghị truy tố gửi đến Viện Kiểm sát. Viện Kiểm sát sẽ xem xét, quyết định truy tố bị can ra Tồ án bằng bản cáo trạng. Tồ án có nhiệm vụ

xem xét, nếu thấy chưa đủ chứng cứ để xét xử thì trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu thấy đã đủ thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản án sẽ được chuyển cho cơ quan thi hành án để thi hành. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thông thường do cơ quan Điều tra đề nghị hoặc trực tiếp tiến hành có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát. Đáng chú ý là vai trò của Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp trong tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát Nhân dân khơng chỉ “thực hành quyền cơng tố” mà cịn thực hiện chức năng “kiểm sát các hoạt động Tư pháp”, bao gồm cả hoạt động xét xử của Toà án. Ba cơ quan tố tụng trung tâm dường như có một cơng việc giống nhau về bản chất là tìm ra sự thật của vụ án, những chứng cứ gỡ tội và buộc tội, cơ quan này làm thiếu thì cơ quan kia bổ sung, nhằm chứng minh được một người nào đó phạm tội, tuy rằng về thực tế công việc được thể hiện khác nhau qua chức năng của từng cơ quan. Chứng cứ do cơ quan tố tụng, chủ yếu do cơ quan Điều tra quyết định có đưa vào hồ sơ vụ án hay khơng và Tồ án hầu như chỉ dựa vào hồ sơ vụ án, đã được cơ quan Điều tra thiết lập, Viện Kiểm sát xem xét lại và ra quyết định truy tố để xét xử. Có lẽ rất hiếm trường hợp Tồ án chấp nhận tài liệu, đồ vật, kết quả giám định độc lập do phía bị cáo cùng Luật sư của họ đưa ra là chứng cứ, mà Toà án sẽ trả lại Hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, chủ yếu nhằm làm rõ những tài liệu, đồ vật, v.v. bổ sung đó có mâu thuẫn, khác với hồ sơ vụ án trước đó do cơ quan tố tụng lập hay khơng. Trình tự tố tụng chủ yếu dựa trên hồ sơ vụ án đó, nếu gắn với tố tụng thẩm cứu “truyền thống” như đã trình bày tại Phần trên, dường như khơng có khác nhau đáng kể, tuy rằng về thủ tục, có sự can thiệp của ba cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát, Tồ án, thay vì chỉ là một Thẩm phán điều tra với quyền hành rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại lịch sử, theo một chuyên gia về tố tụng hình sự Trung Quốc, Trung Quốc trước đây trong thời kỳ cách mạng văn hoá, người ta đã xoá bỏ hệ thống Viện Kiểm sát và Toà án với một lập luận ngắn gọn là: Chỉ cần cơ quan điều tra làm là

đủ, không cần thiết hai cơ quan này tham gia vào hoạt động tố tụng, tốn thời gian và lãng phí.

Trên thực tế cho thấy, tố tụng hình sự Việt Nam cần phải có những thay đổi. Trước hết cần thay đổi về vị trí, vai trị của cơ quan tiến hành tố tụng và những chủ thể tham gia tố tụng khác trong tương quan với trách nhiệm chứng minh và quyền được chứng minh. Đối với cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát, cần thiết vẫn giữ nguyên chức năng buộc tội và gỡ tội hay nói đơn giản hơn là vẫn có vai trị tìm ra sự thật. Hai cơ quan này có nhiệm vụ chính trong việc chứng minh tội phạm, việc phân chia trách nhiệm giữa hai cơ quan này chủ yếu sẽ mang tính kỹ thuật, một cơ quan Điều tra và cơ quan còn lại làm nhiệm vụ truy tố khi thấy đầy đủ chứng cứ để truy tố. Đối với phía bị can, bị cáo và Luật sư của họ, cần thay đổi vị trí, vai trị của họ trong tố tụng. Cần phải bổ sung các quyền về quyền bào chữa của bị can, bị cáo và Luật sư của họ. Không thể chỉ là những quy định chung chung mang tính hình thức trong chương “Những nguyên tắc cơ bản”, mà phải được thể hiện mang tính thực chất, rõ ràng tại các quy định cụ thể. Bị can, bị cáo khơng có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát trong việc chứng minh sự phạm tội, hay nói cách khác là họ khơng có nghĩa vụ phải khai báo để rồi kết quả khai báo lại có giá trị sau này buộc tội chính họ. Nếu họ thực hiện việc khai báo và yêu cầu phải có mặt Luật sư khi khai báo, cơ quan tố tụng phải đảm bảo sự có mặt của Luật sư, nếu khơng có sự hiện diện của Luật sư, mọi biên bản ghi lời khai của bị can, bị cáo đều khơng có giá trị là chứng cứ trước Toà án.

Đối với trách nhiệm chứng minh và quyền được chứng minh. Trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan buộc tội như cơ quan Điều tra hay Viện Kiểm sát. Tuy nhiên bị can, bị cáo cũng như Luật sư của họ phải có quyền được chứng minh và được tạo mọi điều kiện để cân bằng về vũ khí khi tham gia tố tụng, tham gia vào q trình chứng minh sau này tại Tồ. Khơng thể nói về tăng cường “tranh tụng”, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo

nếu không tạo điều kiện cho họ và Luật sư của họ các phương tiện, công cụ để thực hiện quyền của mình. Bị can, bị cáo và Luật sư của họ phải có quyền độc lập trong việc thu thập chứng cứ giúp cho việc gỡ tội, giảm tội hay giảm nhẹ hình phạt trình ra trước phiên tồ để Tồ án xem xét quyết định. Nếu họ có khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, Toà án phải là cơ quan hỗ trợ họ như ra các lệnh triệu tập nhân chứng trước Toà, hay đề nghị một cơ quan nào đó cung cấp chứng cứ, theo u cầu từ phía Luật sư hay bị can, bị cáo. Luật sư phía bị can, bị cáo cũng có quyền yêu cầu trưng cầu giám định độc lập từ bất kỳ một cơ quan, cá nhân có chun mơn, nghiệp vụ cần thiết và kết quả đó phải được xem xét đánh giá trong tổng thể cùng với chứng cứ của phía cơ quan buộc tội gây ra.

Thứ hai: cần có những thay đổi về vị trí, vai trị của Tồ án: Tồ án phải

giữ vai trị giám sát tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố tiền xét xử như phê chuẩn lệnh bắt, khám xét, tạm giữ, tạm giam và thực hiện các hoạt động mang tính hỗ trợ cho Luật sư, Bị can, bị cáo khi họ có yêu cầu về thu thập chứng cứ. Vai trị giám sát tư pháp của Tồ án sẽ ngày càng được nâng cao hơn, vừa đảm bảo để các hoạt động tố tụng được thực hiện đúng pháp luật (cả đối với cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và phía bị can cùng Luật sư của họ), có giá trị chứng minh trước Tồ sau này, vừa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo trước các cơ quan tố tụng đang nắm giữ quyền lực cưỡng chế Nhà nước. Tuy nhiên, việc giám sát tư pháp khơng có nghĩa là Tồ án can thiệp vào hồ sơ truy tố (buộc tội) của cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát. Việc truy tố là của Viện Kiểm sát, cịn Tồ án chỉ xét xử theo quyết định truy tố và những gì diễn ra tại phiên tồ, Tồ án khơng được trả lại hồ sơ vụ án hay trả lại quyết định truy tố, chấm dứt việc xét xử vì như vậy là can thiệp vào việc truy tố, tạo định kiến, lo ngại về sự độc lập trong hoạt động xét xử. Tăng cường sự giám sát sự giám sát tư pháp của Toà

án tại giai đoạn tiền xét xử là xu thế tất yếu của bất kỳ mơ hình tư pháp hình sự phát triển nào trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Tại phiên tồ, Thẩm phán sẽ vẫn giữ vai trị tìm ra sự thật của vụ án nhưng khơng phải với vai trị chủ động thẩm vấn, buộc tội mà sẽ để các bên tự buộc tội và gỡ tội. Tồ án có thể hỏi thêm về bất kỳ vấn đề gì chưa rõ qua quá trình buộc tội và gỡ tội của Cơng tố viên và Luật sư phía bị cáo, nhưng khơng nên tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thẩm vấn, xét hỏi nhân chứng, hay chính xác hơn là q trình buộc tội hay gỡ tội. Hạn chế đến mức tối đa việc Thẩm phán tiếp cận hồ sơ vụ án trước khi xét xử hoặc quy định rõ Thẩm phán trong giai đoạn tiền xét xử sẽ khơng được tham gia vào phiên tồ xét xử chính thức, hồ sơ vụ án chỉ do Cơng tố viên giữ để phục vụ, giúp cho q trình buộc tội trước Tồ án, Thẩm phán xét xử không dựa trên hồ sơ vụ án mà phải qua những gì thể hiện trước Tồ án.

Nói đến phiên tồ, khơng thể nói đến thành phần của Hội đồng xét xử. Cần thiết phải thay đổi cơ chế Hội đồng xét xử với các Hội thẩm Nhân dân đã lỗi thời hiện nay bằng phương thức khác, trong đó cần xác định rõ họ phải làm gì tương ứng với trình độ, khả năng của họ, vấn đề gì họ được và khơng được quyền tham gia và quyết định. Quan trọng hơn, cần phân biệt rõ đối với loại án nào thì áp dụng thủ tục tố tụng nào và tương ứng với thủ tục đó là thành phần xét xử cũng cần thay đổi theo hướng đối với các vụ ít phức tạp, ít nghiêm trọng, khơng có tranh tụng đối kháng nhiều, chỉ cần các Thẩm phán chuyên nghiệp; cịn đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng, có tranh tụng đối kháng gay gắt giữa buộc tội và gỡ tội, cần có cơ chế Hội đồng xét xử khác so với hiện nay. Mơ hình Bồi Thẩm đồn của tố tụng tranh tụng có lẽ quá phức tạp có thể thay bằng cơ chế 02 Thẩm phán - 03 Hội thẩm hoặc 03 Thẩm phán - 04 Hội thẩm. Hội thẩm Nhân dân nên lấy từ bất kỳ cơng dân bình thường ngồi xã hội theo phương thức lựa chọn ngẫu

nhiên thay vì các Hội thẩm Nhân dân được bầu và được lựa chọn mang tính chất hình thức như hiện nay.

Thứ ba: Đổi mới tổ chức, hoạt động cũng như mối quan hệ giữa cơ quan

Điều tra và Viện Kiểm sát: Cần phải phân định rõ chức năng, thẩm quyền của

hai cơ quan này trong tố tụng hình sự trước khi đi vào làm rõ mối quan hệ giữa hai cơ quan này. Cơ quan Điều tra, đúng như tên gọi là cơ quan có trách nhiệm điều tra tội phạm, là cơ quan đầu tiên có trách nhiệm phát hiện vi phạm pháp luật hình sự và thu thập chứng cứ cần thiết để chuyển cho cơ quan Viện Kiểm sát quyết định việc truy tố. Viện Kiểm sát hay như các hệ thống tố tụng khác phổ biến vẫn thường gọi, là cơ quan cơng tố, nói ngắn gọn là cơ quan đại diện cho công quyền thay cho việc tư tố của cá nhân để truy tố một tội phạm ra toà dựa trên hồ sơ từ cơ quan điều tra.

Vậy mối quan hệ với hai cơ quan này cần phải thể hiện như thế nào trong bối cảnh cần hoàn thiện tố tụng thẩm vấn. Hiện nay tương ứng với hai hệ thống tố tụng thẩm cứu và tố tụng tranh tụng cũng như có hai kiểu quan hệ giữa hai cơ quan này. Theo tố tụng thẩm vấn, mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và cơ quan công tố là cơ quan cơng tố chỉ đạo hoạt động điều tra, có quyền hành rất lớn đối với hoạt động điều tra, cơ quan điều tra là cơ quan thực hiện các mệnh lệnh của cơ quan công tố từ bắt giữ, khám xét, quyết định có điều tra nữa hay khơng, can thiệp cả về mặt hành chính như khi bổ nhiệm, thăng chức Điều tra viên, phải có ý kiến của cơ quan cơng tố. Còn theo tố tụng tranh tụng, mối quan hệ giữa hai cơ quan này mang tính độc lập, tách rời nhau. Cơ quan Điều tra cứ tiến hành điều tra, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động điều tra trước pháp luật, nếu thực hiện sai, vi phạm quyền công dân, quyền của bị can, bị cáo, có thể bị ngay cơng dân khởi kiện, cơ quan công tố không can thiệp vào các hoạt động điều tra, tuy rằng có thể hướng dẫn về pháp luật. Khi hồ sơ của cơ quan điều tra chuyển sang, nếu thấy chứng cứ khơng đủ thì trả

lại hồ sơ, gần như “bỏ mặc” cơ quan Điều tra, cơ quan Điều tra tồn quyền quyết định có tiếp tục và có khả năng điều tra tiếp tục hay không; nếu thấy đủ chứng cứ, cơ quan cơng tố có thẩm quyền tồn quyền quyết định truy tố quyết định truy tố hay không truy tố (nguyên tắc tuỳ nghi truy tố - prosecutorial discretion). Cơ chế này dẫn đến hệ quả là cơ quan điều tra và cơ quan công tố thấy nhu cầu hợp tác với nhau là rất cần thiết, như hai người trên một chiếc xuồng trên đại dương bao la phải hợp tác chặt chẽ để kết quả điều tra có giá trị, được chấp thuận bởi cơ quan công tố và cơ quan công tố cũng phải đảm bảo khi thực hiện quyền công tố trước Tồ khơng bị thua, các bị cáo khơng bị Tồ tun vơ tội, lãng phí tồn bộ kết quả hoạt động tố tụng trước đó của cả hai cơ quan. Trong hai mơ hình trên về cơ quan cơng tố, xem xét về sự phối hợp, năng lực hiện tại và các điều kiện khác của hai cơ quan này trong tổng thể các yếu tố xã hội, chính trị khác, có lẽ tố tụng hình sự Việt Nam nên vận dụng theo mơ hình tranh tụng là thực tế và phù hợp hơn. Nói đến vị trí, vai trị của Viện Kiểm sát trong giai đoạn điều tra, khơng thể khơng nói đến chức năng, thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong các hoạt động tố tụng. Gắn với chủ trương chuyển đổi hệ thống cơ quan Viện kiểm sát thành Viện công tố nên bỏ chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát hiện nay. Rất khó để Tồ án có thể độc lập khi xét xử và khó có sự công bằng về buộc tội, gỡ tội nếu một bên vừa có chức năng thực hành quyền cơng tố, buộc tội bị cáo cùng lúc đó lại kiêm ln nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử và càng khơi hài nếu có cảnh một Cơng tố viên thực hành quyền cơng tố, cịn một cơng tố viên khác cùng tham gia phiên toà để kiểm sát xét xử. Nếu được chuyển đổi, cơ quan công tố sẽ chỉ thực hiện quyền cơng tố, tồn quyền quyết định việc truy tố một tội phạm ra Tồ án, cơ quan cơng tố khó có thể, khơng nên chỉ đạo hoạt động điều tra và cũng không kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tồ

án nữa. Viện Cơng tố nên được trao thẩm quyền tuỳ nghi truy tố, có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định truy tố hay không truy tố một tội phạm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Thứ tư: Cần có quy định cụ thể để bảo vệ quyền của người bị tình nghi,

bị can, bị cáo: Đây là một vấn đề không mới trong tố tụng hình sự cả về thực

tiễn và lý luận ở nước ta. Việt Nam cũng đã tham gia Công ước Quốc tế về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w