Về các giai đoạn tố tụng và các chủ thể tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

Mơ hình tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam được chia thành ba giai đoạn là điều tra, truy tố và xét xử, trong đó mỗi giai đoạn do một cơ quan tiến hành tố tụng phụ trách và đóng vai trị chi phối. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 cũng quy định giữa Viện Kiểm sát và cơ quan Điều tra có mối quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình điều tra vụ án. Viện Kiểm sát là người phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra như lệnh bắt tạm giam, tạm giữ, v.v. Kiểm sát viên là người giám sát quá trình điều tra và đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể đối với vụ án. Mặt khác hai giai đoạn này đều có cùng đặc điểm là đều có mục đích chuẩn bị hồ sơ án hình sự phục vụ cho giai đoạn xét xử sau đó. Vì vậy trên thực tế có thể nhìn nhận hai giai đoạn này cùng nằm trong một giai đoạn lớn. Theo đó, mơ hình tố tụng hình sự Việt

Nam sẽ có hai giai đoạn lớn là giai đoạn trước xét xử và giai đoạn xét xử. Giai đoạn trước xét xử sẽ có mục tiêu chuẩn bị hồ sơ hình sự và chứng cứ để phục vụ giai đoạn xét xử. Trong mỗi giai đoạn, các chủ thể tiến hành tố tụng có những vai trị khác nhau như được phân tích trong các phần dưới đây.

Như trên đã đề cập, việc phân biệt giữa cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm các cơ quan tố tụng Nhà nước và người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành gây nên sự bất cơng giữa vị trí của người bào chữa và Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng. Sự bất cơng này theo phân tích như trên gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy nên đưa người bào chữa vào các nhóm, các cơ quan tiến hành tố tụng và đổi tên thành “ các chủ thể tiến hành tố tụng ” là những người tham gia chủ động vào việc tìm sự thật khách quan, để phân biệt với nhóm các “chủ thể tham gia tố tụng”, là những người có xu hướng tham gia một cách thụ động vào việc tìm ra sự thật khách quan, bao gồm: bị can, bị cáo, người làm chứng và những người khác. Trong nhóm chủ thể tiến hành tố tụng, cần xác định lại vị trí của người bào chữa trong mối quan hệ với Kiểm sát viên. Kiểm sát viên vẫn nên có trách nhiệm tìm sự thật khách quan của vụ án thay vì giống như Cơng tố viên trong mơ hình tranh tụng chỉ xem xét các chứng cứ buộc tội. Tuy nhiên, địa vị người bào chữa cần được nâng lên “ngang bằng” với Kiểm sát viên trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là giai đoạn xét xử, để tạo thành hai bên đối tụng cùng thu thập chứng cứ xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho Tồ án ra phán quyết một cách chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w