Theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Viện Kiểm sát Nhân dân có hai chức năng là chức năng giám sát hoạt động Tư pháp, trong đó có hoạt động xét xử của Tồ án và chức năng cơng tố. Hai chức năng này vẫn có thể được duy trì mà khơng ảnh hưởng tới việc áp dụng các yếu tố tranh tụng trong mơ hình tố tụng hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên để làm được điều đó hai chức năng này cần phải được tách ra và được thực hiện bởi hai cán bộ riêng biệt trong phiên tồ xét xử. Nói cách khác, ở giai đoạn xét xử, Viện Kiểm sát sẽ cử hai Kiểm sát viên: Người thứ nhất thực hiện chức năng tố tụng và là bên đối tụng của người bào chữa; người kia thực hiện chức năng kiểm sát. Trong suốt quá trình tố tụng, Kiểm sát viên thực hiện chức năng
cơng tố phải có vị trí ngang bằng với người bào chữa. Tại phiên toà xét xử, Kiểm sát viên thực hiện chức năng công tố phải ngồi ngang với người bào chữa và tham gia một cách chủ động vào quá trình tranh tụng trước Tồ. Trong khi đó, Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát có thể ngồi ngang với Hội đồng xét xử; song họ chỉ nên chú trọng vào việc quan sát diễn biến của phiên tồ để nếu phát hiện có sự vi phạm về thủ tục thì nhắc nhở riêng Hội đồng xét xử hoặc đưa ra kháng nghị sau này. Sự tách bạch hai vai trò này của Viện Kiểm sát là mấu chốt cho sự thành cơng và tính hiệu quả của việc áp dụng các yếu tố tranh tụng vào mơ hình tố tụng hiện hành của Việt Nam.