Ưu điểm và hạn chế của mơ hình tố tụng tranh tụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 70)

a. Ưu điểm của mơ hình tố tụng tranh tụng

Thứ nhất, mơ hình tranh tụng có quy trình tố tụng, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử, thể hiện tính cơng bằng cao. Điều đó được thể hiện qua vai trị

bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Hay nói một cách khác là giữa Cơng tố viên và Luật sư. Cả hai chủ thể này đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong trong suốt quá trình tố tụng. ở giai đoạn tiền xét xử, họ có quyền điều tra thu thập chứng cứ như nhau. Khi xét xử, chứng cứ của họ đều được đưa ra để thẩm tra trước Tồ. Từ góc độ tố tụng, họ đều có quyền tác động như nhau tới phiên toà xét xử, thể hiện ở chỗ họ đều có quyền lựa chọn nhân chứng để thẩm tra, trình tự nhân chứng thẩm tra, v.v. Có thể thấy vai trị của hai chủ thể này là nổi bật trong mơ hình tranh tụng. Thơng qua đối tụng giữa Cơng tố viên và Luật sư mà Tồ án, gồm: Đoàn Bồi thẩm và Thẩm phán chủ toạ, phán quyết về sự thật khách quan và định hình phạt. Thậm chí nếu Cơng tố viên có những lợi thế hơn trong việc điều tra thì mơ hình tranh tụng cũng buộc họ phải chia sẻ chứng cứ với Luật sư bào chữa.

Sự cơng bằng mà mơ hình tranh tụng mang lại, ngồi tính ưu việt của nó, cịn có thể đem lại những tác động tích cực tới chất lượng của q trình tố tụng. Luật sư có thể tham gia đầy đủ vào q trình tố tụng nên Tồ án có thêm được một nguồn thông tin để khám phá sự thật khách quan của vụ án. Thay vì chỉ xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ hình sự của mơ hình thẩm vấn thì Đồn Bồi thẩm của mơ hình tranh tụng được tiếp cận chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội. Sự va đập hai phiên bản sự thật, mặc dù qua lăng kính chủ quan của bên Cơng tố viên và bên Bào chữa, quả thật cũng có thể giúp tìm ra sự thật khách quan một cách chính xác hơn. Chất lượng tố tụng vì thế cũng có thể được nâng cao hơn.

Trong một mơ hình tố tụng tranh tụng có tính cơng bằng cao, người bào chữa và bị cáo cũng dễ cảm thấy rằng mình đã có một cơ hội tốt và cơng bằng để đi tìm cơng lý. Vì vậy họ sẽ ít có xu hướng kháng cáo hơn. Điều này ngược với mơ hình tố tụng thẩm vấn truyền thống, khi vai trò của các cơ quan Nhà nước tham gia tố tụng là chủ yếu, bị cáo và người bào chữa thường cảm thấy mình chưa có đủ cơ hội để gỡ tội và vì thế thường có xu hướng kháng cáo để hy vọng vào may mắn ở cấp xét xử phúc thẩm. Chính vì vậy pháp luật tố tụng ở các nước có mơ hình tố tụng tranh tụng cũng có thể quy định hạn chế phạm vi kháng cáo phúc thẩm của người bị kết án, qua đó giảm tải nhiệm vụ xét xử đối với các Thẩm phán.

Thứ hai, với sự cơng bằng của quy trình tố tụng, mơ hình tranh tụng thể hiện ở mức độ cao hơn sự tôn trọng quyền cơ bản của cơng dân. Với vai trị của Luật sư giúp giảm đi sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này hết sức quan trọng bởi vì quá trình tố tụng hình sự là một q trình hết sức nhạy cảm mà ở trong đó quyền cơ bản của công dân rất dễ bị xâm hại. Cũng chính vì vậy, giới nghiên cứu thường có nhận định chung là ở trong mơ

hình tranh tụng quyền được suy đốn vơ tội của người dân được tơn trọng hơn so với các mơ hình tố tụng hình sự khác.

Có thể thấy, mơ hình tố tụng đã định hình được những ưu điểm rất cơ bản, hữu ích trong việc đảm bảo hiệu quả và tính cơng bằng của tố tụng hình sự, điều mà bất kỳ hệ thống tư pháp nào cũng muốn hướng tới. Tuy nhiên, cũng có thể thấy những ưu điểm trên đây của mơ hình tranh tụng khơng phải được hình thành một sớm một chiều mà đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển của mơ hình này, khi mà sự phát triển đã xác định những điều kiện cần thiết để phát huy tối đa những ưu điểm đó, bao gồm:

Điều kiện thứ nhất, đội ngũ Luật sư có năng lực. Năng lực của đội ngũ

Luật sư là điều kiện hết sức quan trọng bởi vì trong mơ hình tố tụng tranh tụng, Luật sư có vai trò rất lớn, một mặt tham gia vào việc thu thập chứng cứ, góp phần tìm sự thật khách quan của vụ án, một mặt giúp bảo đảm các quyền cơ bản của bị can, bị cáo trong suốt quá trình tố tụng vụ án. Bên cạnh năng lực cần thiết, Luật sư cịn phải có tư cách đạo đức tốt và tư cách đạo đức đó phải được đảm bảo duy trì bởi một chế định về đạo đức nghề nghiệp Luật sư hợp lý và có tính khả thi cao. Đây cũng chính là yếu tố hết sức quan trọng bởi lẽ trong mơ hình tố tụng tranh tụng, sự tác động của Luật sư tới kết quả của vụ án là rất lớn. Nếu Luật sư khơng có tư cách đạo đức tốt hoặc không bị ràng buộc bởi một quy tắc đạo đức nghề nghiệp đủ mạnh thì sẽ có trường hợp chính Luật sư lại là người góp phần bẻ cong cơng lý.

Điều kiện thứ hai, đội ngũ Cơng tố viên và Điều tra viên có năng lực.

Khi vai trị của người bào chữa mà cụ thể là Luật sư được đưa lên vị trí đối tụng với Cơng tố viên và khi Luật sư có khả năng và cơ hội tác động tới kết quả của phiên tồ xét xử cũng lớn như cơng tố viên thì một cách tự nhiên, Cơng tố viên sẽ cảm thấy áp lực của nhu cầu tự nâng cao trình độ. Nếu như trình độ của cơng tố viên nói chung khơng bằng Luật sư thì chân lý sẽ rất dễ

bẻ cong. Bởi lúc đó “cán cân đối tụng” sẽ bị lệch theo hướng có lợi cho Luật sư, tạo kẽ hở cho việc bỏ lọt tội phạm”.

Điều kiện thứ ba, một khung thể chế rõ ràng, cụ thể và minh bạch điều

chỉnh các giai đoạn, các bước và các vấn đề liên quan đến quá trình tố tụng hình sự. Đây là điều kiện không thể thiếu để tạo ra một “môi trường” công bằng cho công tố viên và Luật sư thể hiện được vai trị đối tụng của mình.

Trong phiên tồ ở một số nước, kinh nghiệm có thể vận hành hoàn thiện bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tồ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Trên thế giới hiện nay có hai xu hướng ngược nhau trong quan niệm về vai trị của Tồ án.

Thứ nhất, vai trị của Tồ án chức năng xét xử của nó rất thụ động, lu mờ,

theo Luật Tố tụng Hình sự của Hoa Kỳ quá trình Tố tụng Hình sự chỉ bắt đầu từ giai đoạn xét xử đã được tiến hành dưới hình thức tranh tụng giữa bên buộc tội do cơng tố đại diện vào bào chữa (do Luật sư đại diện) trước Toà án (bao gồm: Bồi Thẩm đoàn 12 người và 01 Thẩm phán chủ toạ) làm trọng tài phân xử, v.v.

Thứ hai, (trong đó có nước ta) vai trị của Toà án và chức năng xét xử

được đề cao, thậm chí vượt cả mức cần thiết, theo quy định tại điều 127 Hiến pháp và các văn bản khác.

Trên thế giới có 03 mơ hình tranh tụng lớn là: - Mơ hình tranh tụng (Adversarial Model) - Mơ hình thẩm vấn (Inquisitorial Model) - Mơ hình pha trộn (Mixed Model)

Học tập ưu điểm

Tố tụng được thực hiện bởi Nhà nước mà vai trò trung tâm là Thẩm phán.

Trong chừng mực nào đó sẽ tốt hơn cho hoạt động phịng chống tội phạm, giữ gìn an tồn xã hội.

Các quy tắc về chứng cứ, loại trừ chứng cứ, kỹ thuật nghề nghiệp nhìn chung trong tố tụng thẩm cứu ít phức tạp hơn khi so sánh với tố tụng tranh tụng.

Tố tụng thẩm cứu hiện nay ở các quốc gia Châu Âu cũng là hệ thống bảo vệ rất tốt quyền con người như: Pháp, Đức, Italia.

Các quốc gia áp dụng tố tụng tranh tụng như: Anh, Mỹ, Austalia, v.v. Mơ hình tranh tụng có một quy trình tố tụng đặc biệt là trong giai đoạn xét xử thể hiện tính cơng bằng cao. Với sự cơng bằng của quy trình tố tụng mơ hình tranh tụng thể hiện ở mức độ cao hơn sự tôn trọng quyền cơ bản của cơng dân.

Và nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đang trên tiến trình hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

Hiện tại có thể thấy rằng mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam là mơ hình pha trộn vì căn cứ lịch sử, lịch sử hình thành và phát triển tố tụng hình sự.

Căn cứ vào luật thực định, phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu đặc trưng của mơ hình pha trộn.

b. Những hạn chế của mơ hình tố tụng tranh tụng

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, mơ hình tố tụng tranh tụng cũng có một số nhược điểm.

Thứ nhất, người có nhiệm vụ xét xử tham gia một cách thụ động vào phiên tồ và là người khơng chun nghiệp, đó chính là thành viên đồn bồi

thẩm. Điều này vơ hình chung gây ra phản tác dụng đối với chính ưu điểm thứ nhất của mơ hình này. Như trên đã đề cập, người chi phối hồn tồn q trình tố tụng tranh tụng là công tố viên và luật sư bào chữa. Thực tế là bên cơng tố và bào chữa trong mơ hình tranh tụng đều khơng có nghĩa vụ đi tìm sự thật

khách quan. Trách nhiệm của bên công tố là buộc tội, còn trách nhiệm của bên bào chữa là gỡ tội. Cả hai bên sẽ chỉ dùng những chứng cứ có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình mà thơi. Điều này làm cho chứng cứ hay quan điểm riêng của một bên khi đưa ra tại phiên tồ khơng bao giờ phản ánh hồn tồn sự thật của vụ án.

Trong khi đó bồi thẩm đồn là người dân khơng có kiến thức về pháp luật. Họ ra phán quyết về sự thật khách quan của vụ án chỉ thông qua việc nghe bên buộc tội và bên bào chữa xét hỏi nhân chứng và tranh luận theo quan điểm chủ quan của mình. Lẽ đương nhiên, bồi thẩm đồn sẽ nghiêng về phía có lý hay có sức thuyết phục chứ khơng là bên tìm ra sự thật khách quan. Người duy nhất đi tìm sự thật khách quan trong mơ hình tranh tụng, do đó, thực chất lại chọn một trong hai phiên bản sự thật chủ quan. Điều này hết sức rủi ro cho mục đích tìm sự thật khách quan của mơ hình tố tụng tranh tụng. Bởi vì luật sư hay cơng tố viên dễ dàng thơng đồng với nhân chứng hay thậm chí cả giám định viên để làm sai lệch sự thật theo cách có lợi và bẻ cong chân lý. Thực tiễn xét xử ở Anh và Mỹ đã ghi nhận những trường hợp như vậy.

Thứ hai, việc quá đề cao sự đối tụng giữa các lợi ích cá nhân làm cho mơ

hình tranh tụng không phản ánh được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi

ích cơng cộng trong các vụ án hình sự. Chính điều này dẫn đến việc áp dụng

tràn lan hình thức đàm phán nhận tội dẫn tới khả năng bỏ lọt những tội phạm nghiêm trọng có tác dụng lớn tới trật tự xã hội hoặc việc xét xử chúng có tính giáo dục cao.

Thứ ba, như trên đã đề cập, trong mơ hình tranh tụng vai trị của cơng tố viên và luật sư bào chữa là ngang nhau và vai trò của thẩm phán là thụ động.

Năng lực của luật sư do đó có vai trị quyết định tới phán quyết của đoàn bồi thẩm. Điều này dẫn đến tình trạng các luật sư giỏi sẽ được nhiều người muốn

thuê và gây nên bất công cho những người nghèo khơng có điều kiện để th luật sư giỏi, vốn nổi tiếng là có chi phí cao. Mơ hình tố tụng tranh tụng, vì thế, một mặt rất hiệu quả trong việc bảo vệ quyền cơ bản của công dân và đảm bảo công bằng xong cũng dễ gây nên sự bất công cho người nghèo so với người giầu.

Vai trò thụ động của thẩm phán trong mơ hình tố tụng tranh tụng cũng dẫn tới nhược điểm thứ tư của mơ hình này. Đó là thời gian bình qn để tồ án kết thúc việc xét xử một vụ án có xu hướng dài hơn ở mơ hình thẩm vấn. Bởi vì khác với thẩm phán trong mơ hình tranh tụng được nghiên cứu vụ án từ trước và có thể kiểm sốt được thời gian xét xử, thẩm phán và bồi thẩm trong mơ hình tranh tụng không biết về vụ án từ trước và cũng khơng kiểm sốt một cách tồn diện đối với thời gian xét xử. Người quyết định thời gian xét xử bao lâu chính là các bên đối tượng, những người bình thường tận dụng thời gian tối đa tại phiên toà xét xử để phục vụ đồn bồi thẩm nghe theo lập luận của mình.

Thứ tư, việc quy định một khung pháp lý chặt chẽ cho việc sử dụng

chứng cứ tại phiên toà nhằm đưa đến cho đoàn bồi thẩm những chứng cứ “ sạch” nhất để ra phán quyết đúng đắn nhất. Song, điều này cũng có thể gây nên phản tác dụng là những chứng cứ tuy có giá trị sử dụng cao cho việc xác định sự thật khách quan nhưng lại có thể bị loại bỏ do vi phạm thủ tục, ví dụ lời khai của các nhân chứng gián tiếp hay chứng cứ thu thập được nhưng có thủ tục vi phạm quyền cơ bản công dân. Việc không sử dụng những chứng cứ này có thể dẫn tới khó khăn trong việc đấu tranh chống một số loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức vốn có cách thức hoạt động tinh vi , phức tạp.

Mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, mặc dù có những ưu điểm cơ bản nhưng cũng có rất nhiều hạn chế như đã nêu ở trên đòi hỏi cần được khắc phục mới có thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập, đấu tranh

phịng chống tội phạm và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với lý do này, cần kết hợp những ưu điểm của mơ hình tố tụng thẩm vấn với vận dụng những ưu điểm của mơ hình tố tụng tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w