Để đạt được mục đích là tìm ra được sự thật khách quan của một vụ án, mơ hình tranh tụng của Việt Nam cũng như bất kỳ mơ hình tranh tụng nào khác trên thế giới đều có mục tiêu trực tiếp và quan trọng nhất là tìm và đưa ra được những chứng cứ khách quan nhất, chính xác nhất, tồn diện nhất và phản ảnh trung thực nhất tình tiết của vụ án. Nói cách khác, tìm và đưa ra sử dụng được bằng chứng đầy đủ, khách quan và chính xác là cốt lõi của việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Những ưu điểm phân tích ở phần trên cho thấy mơ hình tranh tụng làm rất tốt cơng việc này thông qua việc tạo ra một cơ chế đối tụng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trong việc thu thập và sử dụng chứng cứ tại phiên tồ xét xử cũng như ở giai đoạn trước đó. Mơ hình tố tụng của Việt Nam có thể đưa yếu tố này vào áp dụng một cách hợp lý ở những khía cạnh sau.
Thứ nhất: Phải xác định nguyên tắc rằng cả Cơ quan điều tra, Viện Kiểm
sát và Bên bào chữa đều có quyền thu thập chứng cứ theo cách của mình. Việc quyết định những chứng cứ đó có giá trị sử dụng hay khơng và sử dụng đến mức độ nào để xác định sự thật khách quan của vụ án do Toà án thực hiện tại phiên toà xét xử. Việc yêu cầu cơ quan giám định do hai bên đối tụng thoả thuận với nhau. Nếu khơng thoả thuận được thì Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ là người quyết định (xem đề xuất về vai trị của Tồ án và Thẩm phán dưới đây).
Thứ hai: Tất cả các chứng cứ, nói cách khác là mọi tài liệu, đồ vật, lời
khai của những người liên quan mà cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Bên bào chữa thu thập được đều phải dựa vào hồ sơ vụ án hình sự. Tuy nhiên, Hồ
sơ vụ án hình sự sẽ do cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát trực tiếp quản lý. Khi tìm được bất kỳ tài liệu hay đồ vật nào có liên quan đến vụ án, Luật sư đều phải giao nộp cho hai cơ quan trên. Việc giao nộp phải có biên bản chi tiết và các tài liệu, đồ vật đó phải được mơ tả đầy đủ về cách thức được tìm ra thế nào, trong hồn cảnh nào. Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát bắt buộc phải đưa những chứng cứ này vào hồ sơ vụ án hình sự. Khi lấy lời khai của bị can, bị cáo bắt buộc phải có sự có mặt của người bào chữa. Đối với việc phỏng vấn, lấy lời khai của người làm chứng và những người có liên quan khác; cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và người bào chữa phải có quyền ngang nhau.
Thứ ba: Người bào chữa phải có quyền tiếp cận tới tồn bộ hồ sơ vụ án
hình sự. Cả hai bên đều có trách nhiệm chia sẻ tồn bộ chứng cứ mà mình đã thu thập được cho nhau. Khi ra phiên tồ xét xử, mỗi bên khơng được đưa ra chứng cứ mới mà các bên kia chưa biết, trừ trường hợp có lý do khách quan.
Thứ tư: Thẩm phán chỉ được căn cứ vào những chứng cứ được xác định
tại phiên toà xét xử để xác định bị cáo có tội hay khơng có tội, tức là sự thật khách quan của vụ án. Nếu chứng cứ trình bày tại phiên tồ xét xử chưa đủ để định tội thì Tồ án phải tun bị cáo khơng có tội; hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là cơ chế mà rất nhiều mơ hình tố tụng học hỏi từ mơ hình tranh tụng. Ngay cả Trung Quốc là nước có mơ hình tranh tụng tương đồng với Việt Nam cũng đã đưa cơ chế này vào áp dụng kể từ năm 1997. Đưa có chế này vào áp dụng sẽ làm cho mơ hình tố tụng của Việt Nam thể hiện được sự tôn trọng các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền con người mà Việt Nam tham gia cũng như quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp hiện hành quy định.
Cũng có thể có quan điểm cho rằng cơ chế đề xuất trên đây có thể tạo kẽ hở bỏ lọt tội phạm. Trên thực tế, nó sẽ làm cho Viện Kiểm sát phải thận trọng và có trách nhiệm hơn khi quyết định truy tố bị cán trước Toà án. Viện Kiểm
sát cũng sẽ thấy nhu cầu bức thiết phải nâng cao trình độ của mình để xử lý vụ án hình sự một cách tốt hơn và ra các quyết định truy tố chính xác. Khi đó, việc bỏ lọt tội phạm khó có khả năng xảy ra và thậm chí sẽ giảm được số lượng các vụ việc khơng có dấu hiệu tội phạm tội mà vẫn bị truy tố.