người tiến hành tố tụng
Hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp (cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tồ án) có nhiều bất cập thể hiện ở chỗ khơng có sự tập trung thống nhất, thiếu cơ chế phối hợp, chỉ huy trong hoạt động điều tra giữa cơ quan và Viện Kiểm sát (dẫn đến tình trạng vừa có sự chồng chéo, vừa có tình trạng bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn). Việc phân định không rõ ràng, cụ thể giữa thẩm quyền quản lý hành chính và thẩm quyền tố tụng giữa Thủ trưởng và Nhân viên điều tra, giữa Kiểm sát viên và Viện trưởng Viện kiểm sát đã làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm cá nhân của Điều tra viên và Kiểm sát viên, làm cho hoạt động điều tra, truy tố không kịp thời, hiệu quả. Đồng thời khó phát huy được khả năng độc lập, chủ động trong tranh tụng tại phiên toà của kiểm sát viên. Mặt khác, việc
tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp theo đơn vị hành chính, lãnh thổ; cơ chế Đảng lãnh đạo đối với các cơ quan này cũng như thủ tục bổ nhiệm các chức danh tư pháp (Thẩm phán) theo nhiệm kỳ là những yếu tố tạo ra sự phụ thuộc nhiều mặt của các cơ quan tư pháp vào chính quyền địa phương và tác động tiêu cực đến sự độc lập của các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Về đội ngũ Điều tra viên:
Trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ Điều tra viên các cấp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (về thời hạn điều tra; về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động Điều tra; về tạm giữ, tạm giam; về bảo đảm quyền bào chữa của bị can; v.v.), xâm phạm các quyền, lợi ích của cơng dân, bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội trong giai đoạn điều tra.
Về đội ngũ Kiểm sát viên:
Theo quy định của pháp luật thì Viện Kiểm sát có hai chức năng: thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. Thực tiễn cho thấy, do trình độ chun mơn, nghiệp vụ hạn chế nên trong nhiều trường hợp Kiểm sát viên không phát hiện kịp thời các vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng của cơ quan Điều tra. Việc xét hỏi và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên toà vẫn là khâu yếu ở cấp sơ thẩm (nhất là cấp huyện). Hiện nay một số Kiểm sát viên vẫn có quan niệm không đúng cho rằng việc xét hỏi tại phiên tồ là trách nhiệm của Hội đồng xét xử, cịn Kiểm sát viên chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và Kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên việc tham gia xét hỏi còn chung chung hoặc trùng lắp với nội dung mà Hội đồng xét xử đã xét hỏi. Việc đưa ra chứng cứ, lập luận bảo vệ quan điểm truy tố trong nhiều vụ án chưa có sức thuyết phục,
chất lượng luận tội và đối đáp còn nhiều hạn chế, lúng túng trước các tình huống phát sinh tại phiên tồ. Một số kiểm sát viên cịn có tâm lý ngại tranh luận với Luật sư, thái độ thiếu bình tĩnh, tự tin, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tồ lúng túng hoặc né tránh các vấn đề, các tình tiết của vụ án cần tranh luận làm sáng tỏ tại phiên tồ. Trong nhiều trường hợp, nội dung luận tội cịn dài dòng (chủ yếu vẫn là những nội dung đã được chuẩn bị trước, nặng về đánh giá cáo trạng) mà chưa bám sát kết quả xét hỏi và diễn biến tại phiên toà hoặc chưa bao quát đầy đủ quan điểm về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Một số Kiểm sát viên tranh luận, đối đáp chưa có căn cứ thuyết phục, có trường hợp đề xuất ý kiến giải trình vụ án chưa chính xác.
Về đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm:
Có thể nói đội ngũ Thẩm phán các cấp chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng xét xử theo yêu cầu cải cách Tư pháp, chưa kịp thời đổi mới tư duy và phương pháp công tác nên việc hoạt động xét xử tại phiên toà vẫn theo “nếp cũ”. Mặt khác, do cơ chế làm việc (giữa Lãnh đạo Toà án và Thẩm phán, giữa Toà án cấp trên và Tồ án cấp dưới); sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán nên nguyên tắc “Thẩm phán xét xử độc lập và chủ tn theo pháp luật” chưa có tính khả thi cao trên thực tế. Thủ tục xét xử tại phiên toà chưa thực sự đổi mới mà vẫn chủ yếu vẫn do Hội đồng Xét xử (Chủ toạ phiên toà) thực hiện nên chưa phát huy được vai trị tích cực, chủ động của Kiểm sát viên, Luật sư trong xét hỏi và tranh luận để làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu về vụ án. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Luật sư còn lúng túng trong việc xác định phạm vi, giới hạn và các nội dung cần xét hỏi của mình. Việc xét hỏi thường dàn trải, chưa tập trung vào các tình tiết của vụ án mà các chứng cứ chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn. Việc công bố các tài liệu, chứng cứ không phù hợp với thời điểm xét hỏi. Trong nhiều vụ án, do Kiểm sát viên, Luật sư không nghiên cứu kỹ hồ sơ
vụ án, không bám sát diễn biến tại phiên toà hoặc kỹ năng tranh tụng hạn chế nên tuy thời gian kéo dài nhưng chất lượng luận tội và bào chữa không cao, việc tranh luận, đối đáp không đi vào các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, v.v. Nhiều Thẩm phán chủ toạ cịn lúng túng trong điều khiển q trình tranh luận, đối đáp của các bên, nhất là đối với các vụ án đông bị cáo và nhiều Luật sư tham gia: cắt lời thì sợ các bên phản đối hoặc bị cho là khơng đảm bảo dân chủ, bình đẳng tại phiên tồ.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì Tồ án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Trong khi đó số lượng Hội thẩm ln lại chiếm đa số (2/3 hoặc 3/5) trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm. Vì vậy, chất lượng của các phán quyết của Hội đồng xét xử lại phụ thuộc chủ yếu vào các Thẩm phán không chuyên nghiệp và các phán quyết đó trong mọi vụ án khơng thể bảo đảm đều đúng pháp luật. Đây cũng là một bất cập cần được khắc phục theo hướng quy định số lượng Thẩm phán chuyên nghiệp chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử.