Tranh tụng là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Để bảo đảm cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện đầy đủ trong tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đặt ra những yêu cầu như sau:
Một là: Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi các quy định pháp luật phải xác định rõ ràng địa vị pháp lý của các bên tham gia tố tụng. Cần phải có đầy đủ
các văn bản pháp luật quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong q trình tố tụng.
Ngun tắc tranh tụng địi hỏi sự phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử giữa bên buộc tội, bên bào chữa và Toà án. Mỗi chủ thể này khi tham gia vào q trình tranh tụng chỉ có một chức năng duy nhất và được pháp luật quy định. Theo pháp luật hiện hành, chức năng buộc tội (thực hành quyền công tố) thuộc về Viện Kiểm sát, chức năng xét xử thuộc về Toà án, chức năng bào chữa thuộc về bên bào chữa. Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự địi hỏi phải nhận thức đúng vai trò, chức năng của các chủ thể khi tham gia tố tụng.
Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự nhấn mạnh đến chức năng của Tồ án trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng nhằm đạt được mục đích của tranh tụng trong tố tụng hình sự là xác định sự thật khách quan về vụ án, nếu Toà án thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng bào chữa hay tranh tụng sẽ phá vỡ sự bình đẳng cần thiết giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Như vậy, nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự địi hỏi sự phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử của các bên và Toà án. Để thực hiện đúng chức năng này, Tồ án phải có thái độ khách quan, vô tư và công minh. Hội đồng xét xử không bị ràng buộc bởi các yêu cầu, đề
nghị của các bên hoặc bất kỳ ai, không được định kiến vì bất kỳ lý do nào trong quá trình giải quyết vụ án.
Hai là: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự u cầu hồn thiện các quy định về thủ tục tố tụng hình sự bảo đảm cho các bên tham gia tranh tụng quyền bình đẳng, các bên có quyền xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, cơng bằng và bình đẳng.
Để việc tranh tụng được thực hiện và thực hiện có hiệu quả, cần phải có các điều kiện khác nhau, một trong các điều kiện quan trọng là bên buộc tội và bên bào chữa thực sự bình đẳng với nhau và Toà án phải độc lập, khách quan đảm bảo cho hai bên có các điều kiện như nhau để thực hiện chức năng của mình. Trong tố tụng hình sự điều đó có nghĩa sự thật chỉ được tìm thấy qua tranh luận tự do và công bằng. Tranh tụng địi hỏi pháp luật tố tụng hình sự phải đảm bảo cho các bên đầy đủ các phương tiện cần thiết để có thể thực hiện được chức năng của mình. Phương tiện của các bên phải tương xứng với nhau và phải phù hợp với chức năng của chúng. Sẽ bất bình đẳng khi pháp luật dành cho một bên q nhiều phương tiện cịn bên kia lại q ít. Khơng nên quan niệm rằng vì bên buộc tội (cơng tố) là đại diện cho Nhà nước còn Bên bào chữa chỉ đại diện cho quyền lợi của đương sự nên khơng thể bình đẳng được. Quan điểm này cần phải được xem xét lại. Tư tưởng này không chỉ thể hiện ở tại phiên tồ mà cịn phải được đảm bảo từ trước khi mở phiên tồ, ở đó các bên phải được đảm bảo các điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị các điều kiện cho cuộc tranh tụng tại phiên tồ. Chúng tơi cho rằng nếu bên buộc tội và bên bào chữa khơng thực sự bình đẳng và Tồ án khơng độc lập trong q trình xét xử thì sẽ khơng có tranh tụng hoặc tranh tụng nửa vời. Bên cạnh sự bình đẳng giữa bên buộc tội, bên bào chữa và sự độc lập của Toà án về phương diện pháp lý, yêu cầu và hiệu quả của tranh tụng cịn địi hỏi sự bình đẳng và độc lập trên phương diện thực tiễn. Những biểu hiện vi
phạm các quy định pháp luật tố tụng vốn đã có và sẽ có trong thực tiễn tranh tụng phải được khắc phục bằng những hình thức như: cơng tác tổ chức, đào tạo, tuyển chọn Thẩm phán và những chủ thể tham gia tranh tụng, nâng cao nhận thức, nhất là lương tâm, trách nhiệm, trình độ chun mơn, kiến thức văn hố pháp lý cho họ.
Ba là: nguyên tắc tranh tụng đặt ra yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan bổ trợ Tư pháp với chức năng phù hợp với nguyên tắc tranh tụng. Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng
hình sự địi hỏi xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đặc biệt mối quan hệ giữa Viện Kiểm sát và cơ quạn Điều tra.
Bốn là: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục nâng cao trình độ, nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bảo đảm cho họ có đủ năng lực chun mơn thực hiện tốt
việc tranh tụng tại phiên toà.
Năm là: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự địi hỏi phải có những bảo đảm vật chất cho quá trình tranh tụng, trước hết là chú ý đến việc
cải thiện chế độ chính sách cho những người tiến hành tố tụng, các chế độ đãi ngộ khác đối với Thẩm phán và cơng chức Tồ án phải cụ thể, rõ ràng và có khả năng thực thi. Cần có chế độ, đầu tư tài chính hợp lý cho những người làm chứng trong phiên tồ.