hoạt động xét xử tại phiên tồ
Tư pháp hình sự là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm trực tiếp đụng chạm đến sinh mệnh của con người (cả về chính trị, tình cảm, kinh tế và cả tính mệnh). Vì vậy, vấn đề bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, bình đẳng, khách quan và tồn diện là những u cầu địi hỏi của xã hội đối với hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, các chế định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành về trách nhiệm chứng minh; về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ của các chủ thể (bên buộc tội, bên bào chữa) trong tố tụng hình sự; về áp dụng biện pháp ngăn chặn điều tra không được quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng. Điều đó đã dẫn đến sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thậm chí làm sai lệch hồ sơ từ phía các cơ quan Tư pháp trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, làm cho tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt trong tố tụng hình sự có xu hướng gia tăng.
Việc quy định trình tự, thủ tục xét xử cũng như về hình thức tố chức (vị trí ngồi của các chủ thể) tại phiên tồ hình sự cũng cịn nhiều bất cập, khơng đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa cả về mặt hình thức và nội dung. Về bản chất, việc phiên toà là một cuộc điều tra công khai do Hội đồng xét xử tiến hành với sự tham gia đầy đủ của bên buộc tội, bên bào chữa và các chủ thể khác (người làm chứng, giám định viên, người phiên dịch, v.v.) nhằm xác định các sự kiện, tình tiết về vụ án. Nhưng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thì nhiều hoạt động điều tra lại khơng được áp dụng tại phiên tồ; khơng bắt buộc cách ly những người chưa được xét hỏi; trách nhiệm chứng minh cũng như trình tự xét hỏi, tranh luận tại phiên tồ khơng phù hợp với chức năng, địa vị tố tụng của các bên và vai trị của Tồ án; khơng phát huy được tính tích cực, chủ động của các bên tham gia tranh tụng, v.v. Điều đó khơng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, khách quan và toàn diện của Hoạt động xét xử.