Hoàn thiện các quy định về các phương pháp tố tụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

Chúng tôi cho rằng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới cần sửa đổi phương pháp tố tụng như sau:

- Quy định trách nhiệm chứng minh tại phiên toà thuộc về các bên tranh tụng, còn Hội đồng xét xử chủ yếu thực hiện vai trò trọng tài có trách nhiệm theo dõi, giám sát và hướng cho quá trình tranh tụng tại phiên toà tập trung làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ về vụ án, đồng thời có quyền tham gia vào quá trình xét hỏi ở bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.

- Quy định trình tự xem xét các chứng cứ bắt đầu từ các chứng cứ do bên buộc tội đưa ra, sau đó là các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra. Quy định bắt buộc phải cách ly bị cáo và những người chưa xét hỏi; Cho phép tại phiên toà có thể áp dụng tất cả các phương pháp (hoạt động) điều tra mà Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định nhằm xác định sự thật về vụ án, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Quy định trình tự tranh luận, đối đáp cần quy định theo thứ tự bắt đầu từ Công tố viên, tiếp theo là các chủ thể khác của bên buộc tội rồi đến Người bào chữa, Bị cáo và các chủ thể khác của bên bào chữa. Trong mọi trường hợp, Người bào chữa và Bị cáo luôn có quyền phát biểu sau cùng.

Kết luận chương 1

Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan về vụ án đồng thời cũng là phương tiện để đạt được mục đích và các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình tố tụng hình sự và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng.

Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự không chỉ thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam mà còn góp phần bảo vệ quyền con người. Nhận thức nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự theo tinh thần Nghị quyết số: 08/NQ-TW năm 2006 là yêu cầu đang đặt ra. Do vậy nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, sau khi phân tích khái niệm tranh tụng, tranh tụng trong tố tụng hình sự, đề tài đã xây dựng khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự với các đặc điểm và yêu cầu của nguyên tắc. Đặc biệt, đề tài đã chỉ ra những nội dung của nguyên tắc và sự chi phối của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự trong hoạt động tố tụng hình sự. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiêu chí để nhận thức, đánh giá thực trạng nguyên tắc này trong pháp luật về hình sự và thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w