Những hạn chế về huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 82 - 83)

3.3.3 .Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc

3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương

3.4. Đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc

3.4.2.1. Những hạn chế về huy động vốn đầu tư

- Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế: Theo số liệu Phụ

lục 7 cho thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng chỉ chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư. Hiện nay nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ yếu từ NSNN, mặc dù so với nhiều địa phương khác Phú Quốc là địa phương có nguồn thu thuộc tương đối lớn nhưng nếu so với toàn tỉnh chỉ chiếm khoảng 10%. Nếu so sánh giữa nguồn thu ngân sách với tổng vốn đầu tư thì vẫn cịn thấp. Hiện tại một số cơng trình rất cần cho sự phát triển như tuyến đường vòng quanh đảo vẫn chưa được hồn thiện, nhất là khu vực phía Bắc đảo vẫn còn lầy lội, làm mất vẻ mỹ quan và thời gian di chuyển của du khách.

- Chưa có nhiều chính sách đột phá: Mặc dù Chính phủ, địa phương có nhiều chính sách để thu hút vốn đầu tư, tuy nhiên để hướng đến trở thành đặc khu hành chính - kinh tế địi hỏi Phú Quốc cần phải có nhiều chính sách cởi mở hơn mang tính đặc thù riêng. Một số chính sách trước mắt có thể thực hiện như tăng số ngày khách quốc tế có thể lưu trú tại đây, nhanh chóng có cơ chế thành lập casino với điều khoản kinh doanh thơng thống. Mặc dù Ban Quản lý Khu kinh tế được thành lập để thay mặt UBND tỉnh giải quyết một số vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn rất nhiều lĩnh vực về thủ tục người dân, doanh nghiệp vẫn phải trực tiếp xin ý kiến từ UBND tỉnh, vì vậy thủ tục đầu tư vẫn còn nhiêu khê và qua nhiều khâu trung gian. Các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai nhìn chung chưa có nhiều ưu đãi đặc thù so với mặt bằng chung của cả nước.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngồi cịn q ít so với tiềm năng: Hiện tại trên

địa bàn đảo Phú Quốc chỉ có 3 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là 95 tỷ đồng, đây là một con số quá thấp so với tiềm năng của địa phương. Ngoài ra, vốn đầu tư gián tiếp tại Phú Quốc giai đoạn 2011-2016 không phát sinh, điều này chứng tỏ công tác thu hút vốn đầu tư nước ngồi của Phú Quốc cịn nhiều hạn chế. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng vì sao vốn đầu tư nước ngồi tại Phú Quốc lại thấp như vậy là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)