Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 96)

4.2.1. Mô hình đề xuất

- Mô hình đề xuất:

Trên cơ sở kế thừa lý thuyết nghiên cứu của Kangning Xu (2010) về các yếu tốảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào một quốc gia; Đinh Phi Hổ (2010) nghiên cứu yếu tốảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp; Hà Nam Khánh Giao (2016) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau; Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) nghiên cứu các yếu tố hài lòng của nhà đầu tư FDI tại Đà nẵng đã chỉ rõ các yếu tốảnh hưởng đến thu hút FDI tại Đà Nẵng và các nghiên cứu khác được đề cập, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài là mô hình phân tích khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy đa biến. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư vào một địa phương, cũng nhưđặc điểm của đảo Phú Quốc, tác giảđề xuất các yếu tốảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào đảo Phú Quốc gồm 8 nhóm yếu tố tác động: nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng; nhóm yếu tố môi trường sống; nhóm yếu tố chính sách đầu tư; nhóm yếu tố tài nguyên thiên nhiên; nhóm yếu tố xúc tiến thương mại và marketing địa phương; nhóm yếu tố nguồn nhân lực; nhóm yếu tố chi phí đầu vào và cuối cùng là nhóm hỗ trợ tín dụng.

Mô hình đề xuất có dạng sau:

Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8)

Việc xem xét các yếu tố từ F1 đến F8, yếu tố nào thật sự tác động đến thu hút đầu tư tại Phú Quốc một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng hàm hồi quy tuyến tính sau:

Y = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + β6F6 + β7F7 + β8F8 + ei

Các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân số).

- Giải thích các biến trong mô hình:

Biến phụ thuộc (Y): thể hiện mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc. Theo Đinh Phi Hổ (2010), mức độ thu hút đầu tư vào địa phương được

đánh giá bằng mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại địa phương đó. Một nhà đầu tư khi được hài lòng về hoạt động đầu tư thì họ sẽ cảm thấy hài lòng về mức lợi nhuận đạt được, giới thiệu cho các doanh nghiệp khác đến đểđầu tư và sẽ gắn bó lâu dài với địa phương.

Các biến độc lập bao gồm:

Cơ sở hạ tầng (F1): là tổng hợp các yếu tố như hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, sự thuận lợi về hệ thống giao thông vận tải và diện tích đất có đáp ứng được yêu cầu.

Chính sách đầu tư (F2): thể hiện qua chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đầu tư; tính năng động của chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế..; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được triển khai nhanh đến doanh nghiệp để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Môi trường sống (F3): môi trường sống thể hiện qua các yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hòa hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương.

Tài nguyên thiên nhiên (F4): là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương, tăng thu nhập cho nhà đầu tư, vì vậy khi đầu tư vào địa phương nhà đầu tư thường quan tâm trước tiên đến yếu tố này, mức độ khai thác tài nguyên có bị cạn kiệt và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư hay không?

Xúc tiến thương mại và Marketing địa phương (F5): là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tưđối với địa phương. Một địa phương có khả năng xúc tiến đầu tư tốt, quảng bá được hình ảnh của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu sẽ giúp nhà đầu tư thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh.

Nguồn nhân lực (F6): một địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo đáp ứng được yêu cầu là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư vì có thể sử dụng được nguồn nhân lực sẵn có của địa phương với chi phí hợp lý.

Chi phí đầu vào (F7): một địa phương có chi phí đầu vào rẻ luôn là sự quan tâm của nhà đầu tư. Đối với Phú Quốc có thể quan tâm đến các yếu tố như giá thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí nhân công, các chi phí khác như điện, nước, vận chuyển…

F8 (Hỗ trợ tín dụng): tín dụng là kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, do đó một địa phương có hệ thống tín dụng tốt sẽ góp phần tăng sự thõa mãn của nhà đầu tư. Các yếu tố này gồm hệ thống ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu, thủ tục vay vốn có đơn giản, có nhiều gói tín dụng hỗ trợ hay không?.

- Về thang đo: Thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng theo quy trình xây dựng thang đo trên cơ sở các lý thuyết về xây dựng thang đo. Chúng được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc thù của môi trường/các yếu tố ảnh hưởng việc thu hút vốn đầu tư dựa vào kết quả của bước nghiên cứu định tính. Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert R.A.,1932), cụ thể: Hoàn toàn không đồng ý [1]; Không đồng ý [2]; Trung lập [3]; Đồng ý [4]; Hoàn toàn đồng ý [5]. Thang đo được mô tả chi tiết như sau:

Bảng 4.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư tại đảo Phú Quốc

Thang đo

hiệu Tham khảo

1. Cơ sở hạ tầng CSHT Kinda (2010), Đinh Phi Hổ (2010); Hà Nam Khánh Giao (2015) Hệ thống cung cấp điện có đáp ứng được yêu cầu CSHT1

Hê thống cấp nước cho nhu cầu sử dụng CSHT2

Thông tin liên lạc có thuận tiện CSHT3

Giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí) CSHT4 Hệ thống thoát nước có đáp ứng được nhu cầu CSHT5 Diện tích đất có đáp ứng được yêu cầu CSHT6

2. Môi trường sống MT Đinh Phi Hổ

(2010); Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu MT1

Hệ thống y tếđáp ứng được nhu cầu MT2 Nguyễn Đình Thọ (2005)

Môi trường không bị ô nhiễm MT3

Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn MT4

Mức độ an ninh khu vực có được tốt MT5

Chi phí sinh hoạt hợp lý MT6

3. Chính sách đầu tư CSDT Kinda

(2010); Đinh Phi Hổ (2010); Nguyễn Đình Thọ (2005) Hỗ trợ nhà đầu tư (tư vấn pháp lý, kinh tế, thủ tục...) CSDT1

Khả năng cập nhật thông tin mới đến doanh nghiệp CSDT2

Chính sách ưu đãi đầu tư CSDT3

Việc ra quyết định của địa phương: không quan liêu CSDT4 Chính sách ưu đãi đầu tư có bị thay đổi CSDT5 Hệ thống thuế rõ ràng (Cán bộ thuế không trục lợi) CSDT6

4. Tài nguyên thiên nhiên TNTN

Kinda (2010), Hà Nam Khánh Giao (2015) Tài nguyên thiên nhiên là sự quan tâm trước khi đầu tư TNTN1

Mức độ khai thác tài nguyên như hiện nay có bị cạn

kiệt, ảnh hưởng TNTN2

Nếu tài nguyên bị cạn kiệt có làm DN giảm đầu tư TNTN3

5. Xúc tiến thương mại và marketing địa phương XTTM Ning Zang (2011); Agnieszka & Young (2008) ; Đinh Phi Hổ (010) Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt

cho DN XTTM1

Phú Quốc là một thương hiệu được nhiều người biết đến XTTM2

Công tác hỗ trợ xuất nhập khẩu XTTM3

Thông tin thị trường luôn được cập nhật XTTM4 Dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện chuyên nghiệp XTTM5

6. Nguồn nhân lực NGNL Agnieszka & Young (2008) ; Ning Zang Nguồn lao động đã qua đào tạo nghề có đáp ứng được

nhu cầu NGNL1

Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động

tốt NGNL3

(2011); Đinh Phi Hổ

(2010)

Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ NGNL4

Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương NGNL5

7. Chi phí đầu vào CPDV

Đinh Phi Hổ (2010); Ning Zang (2011) Giá thuê đất thấp CPDV1 Chi phí giải phóng mặt bằng CPDV2 Chi phí lao động rẻ CPDV3

Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý CPDV4 Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh CPDV5

8. Hỗ trợ tín dụng HTTD

Nguyễn Hồng Hà

(2015) Hệ thống ngân hàng đáp ứng được nhu cầu HTTD1

Thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh gọn HTTD2

Có những gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp HTTD3

Mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường

đầu tư tại Phú Quốc SAT Đinh Phi Hổ

(2010); Hà Nam Khánh Giao (2015) Doanh nghiệp đạt lợi nhuận như mong muốn SAT1

Tôi sẽ giới thiệu địa phương này cho các DN khác SAT2 Có ý định làm ăn và đầu tư lâu dài tại Phú Quốc SAT3

Bảng 4.2 cho thấy có 8 thang đo của biến độc lập (có 39 biến quan sát) và một thang đo của biến phụ thuộc (với 3 biến quan sát).

Sơ đồ 4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư tại đảo Phú Quốc

4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trong mô hình hồi quy được đề xuất, các biến được giả thuyết như sau:

- Cơ sở hạ tầng

Tác giả đưa ra giả thuyết: Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ bản và quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương. Cơ sở hạ tầng (bao gồm các yếu tố về hạ tầng cơ bản nhưđiện, nước, giao thông, mặt bằng và các yếu tố hạ tầng kỹ thuật như thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước,…) là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh được thuận tiện hơn đồng thời giảm chi phí trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, nếu Phú Quốc có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

CSDT: Chính sách đầu tư MT: Môi trường sống

TNTN: Tài nguyên thiên nhiên XTTM: Xúc tiếng thương mại và marketing địa phương NGNL: Nguồn nhân lực CPDV: Chi phí đầu vào CSHT: Cơ sở hạ tầng SAT: Mức độ hài lòng của nhà đầu tư HTTD: Hỗ trợ tín dụng

- Môi trường sống

Tác giả đưa ra giả thuyết môi trường sống có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Môi trường sống thể hiện qua các yếu tố về văn hóa, giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống, vui chơi, sinh hoạt, sự hòa hợp và chi phí hợp lý thể hiện một môi trường sống chất lượng và phù hợp với nhà đầu tư và người lao động để có thể hoạt động hiệu quả và gắn bó lâu dài với địa phương. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, môi trường sống là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư.

- Chính sách đầu tư

Tác giả giả thuyết chế độ chính sách đầu tư có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Chính sách đầu tư thể hiện qua chính sách của chính quyền địa phương về ưu đãi đối với đầu tư; tính năng động của chính quyền trong hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư về thủ tục hành chính, pháp lý, thuế; các văn bản, chính sách rõ ràng, minh bạch và được triển khai nhanh đến doanh nghiệp để cán bộ công quyền không thể trục lợi hay nhũng nhiễu doanh nghiệp. Nếu Phú Quốc có chính sách đầu tư tốt thì các doanh nghiệp sẽ cảm thấy có lợi và được hỗ trợ nhiều hơn khi tham gia đầu tư.

- Tài nguyên thiên nhiên

Tác giả đưa ra giả thuyết yếu tố tài nguyên thiên nhiên có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Một quốc gia hoặc địa phương nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Có thể nói tài nguyên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triền thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên cũng là cơ sởđể phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngoài ra một số quốc gia, địa phương có tiềm năng về du lịch, họ không cần phải khai thác sản phẩm thô

mà có thể dùng tài nguyên để phát triển du lịch như tài nguyên rừng, biển…Thông qua các công trình nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên tại địa phương là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư.

- Xúc tiến thương mại và marketing địa phương

Tác giảđã đưa ra giả thuyết xúc tiến thương mại và marketing địa phương có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Có thể coi xúc tiến thương mại và marketing địa phương là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đầu tư đối với địa phương. Doanh nghiệp quyết định đầu tư vào địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Một doanh nghiệp có thể coi là hoạt động hiệu quả khi các mục tiêu mà nó đề ra đạt được như ý muốn. Trong đó, hai mục tiêu quan trọng nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo ý muốn. Các nhà đầu tư thường tìm đến những địa phương có thương hiệu để đầu tư vì họ có thể tiết kiệm được chi phí tìm hiểu môi trường đầu tư và tránh được rủi ro. Các nghiên cứu này đã cho xúc tiến thương mại và marketing địa phương là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư.

- Nguồn nhân lực

Tác giả đã đưa ra giả thuyết nguồn nhân lực có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mà một doanh nghiệp phải cân nhắc khi quyết định có đầu tư vào địa phương hay không. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ là yếu tố hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp có trình độ công nghệ không cao và thâm dụng lao động; lao động có kỹ năng và có kỷ luật thích hợp cho những dây chuyền sản xuất công nghiệp; và đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ ngoại ngữ làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một địa phương có nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư. Những nghiên cứu trên đã xác định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư.

Tác giả đã đưa ra giả thuyết chi phí đầu vào cạnh tranh có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các nhà đầu tư (kỳ vọng +). Chi phí đầu vào cạnh tranh là yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quảđầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh hoặc tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn khi có chi phí đầu vào thấp. Một chí phí cạnh tranh bên cạnh mức giá hợp lý còn phải luôn đi kèm với chất lượng của sản phẩm dịch vụ đảm bảo. Trên cơ sở các nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy chi phí đầu vào cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư.

- Hỗ trợ tín dụng

Tác giảđưa ra giả thuyết biến hỗ trợ tín dụng có tác động cùng chiều đến sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)