Về nguồn nhân lực địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 124 - 125)

3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương

4.6.6. Về nguồn nhân lực địa phương

Nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu là điều mong muốn của các nhà đầu tư. Qua phân tích cho thấy biến F6 có hệ số 0,107, điều này nói lên rằng khi nhà đầu tưđánh giá yếu tố nguồn nhân lực (NGNL) tăng thêm một điểm thì mức độ hài lòng đầu tư của họ tăng thêm 0,107 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,107). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kang Xu (2010), Đinh Phi Hổ (2010).

Nhiều du khách đến Phú Quốc còn có cảm giác nặng nề khi tiếp tục đối mặt với điệp khúc muôn thuở của cái vòng lẩn quẩn “ngồi xe-vào nhà hàng ăn, uống- ngồi xe”. Chất lượng phục vụ du lịch tại Phú Quốc đang ở mức báo động do nguồn nhân lực rất yếu và thiếu. Tại nhiều nhà hàng, khách sạn vẫn còn tình trạng sử dụng người trong gia đình, hoặc lao động phổ thông chưa qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụđảm trách một số khâu tưởng đâu rất “dễăn” nhưng thực chất lại ảnh hưởng lớn đến cảm giác hài lòng của du khách như tiếp tân, bưng dọn...

Thực tế cho thấy nhiều khu resort lớn như Sài Gòn – Phú Quốc, Vinpearl, Novotel, Hòa Bình…và nhiều tập đoàn lớn khác đều không tuyển đủ nguồn nhân lực nên phải tự đào tạo hoặc thuê nhân viên từ những địa phương khác đến để đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy khi đầu tư vào Phú Quốc thì nguồn nhân lực cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà đầu tư, vì nếu thuê nhân sự từ những nơi khác đến thì chi phí sẽ cao và không thuận tiện trong việc điều hành kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)