Định hướng phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 131 - 134)

3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương

5.2. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc

5.2.1. Định hướng phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

năm 2030

- Bi cnh phát trin

Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Phú Quốc có nhiều điểm thuận lợi. Điều này được thể hiện trước tiên ở chỗ được sự đặc biệt quan tâm của Trung ương và UBND tỉnh Kiên Giang về việc quy hoạch Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế - hành chính; kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại; toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, những thành tựu mới của khoa học và công nghệ làm thay đổi nhanh nhiều mặt trong đời sống của người dân địa phương. Một số dự án lớn và công trình trọng điểm đã và đang được đầu tư thực hiện như: casino, Trung tâm Hội nghị quốc tế 500 chỗ, cáp treo dài nhất thế giới và khu nghỉ dưỡng cao cấp Mercure; Tập đoàn Sungroup, Vingroup, Bimgroup, CEOgroup, Cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc,…sẽ từng bước phát huy và góp phần tạo sức bật cho kinh tế Phú Quốc phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít những khó khăn, đó là: Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng còn nhiều bất ổn; kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là vốn cho đầu tư; hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới với cả thời cơ và thách thức đan xen. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; mặt bằng dân trí, khoa học công nghệ, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của Đảo còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực so với nhu cầu phát triển nhanh và mạnh hiện nay còn thiếu và yếu nhất là dịch vụ du lịch. An ninh trật tự từng lúc từng nơi diễn biến phức tạp do lực lượng lao động của khắp mọi miền đất nước đến làm việc tại Phú Quốc. Nguồn lợi thuỷ sản đang bị cạn kiệt. Vấn đề vệ sinh môi trường, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, đất nhà nước quản lý sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tình hình an ninh vùng biển diễn biến

phức tạp,... Những điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.

- Quan đim phát trin

Dựa vào bối cảnh phát triển, tình hình thực tế tại Phú Quốc hiện nay, quan điểm của Phú Quốc về phát triển là ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với giữ gìn cảnh quan và môi trường sinh thái. Tập trung sức xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc theo một kế hoạch và bước đi thích hợp thành Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam đất nước và từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực, quốc tế.

Phát triển đảo Phú Quốc phải gắn với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh của Đảo và cả nước.

Phát triển đảo Phú Quốc phải gắn kết và có sự phối hợp chặt chẽ với Vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và trong mối quan hệ khu vực Đông Nam Á. Phát triển đảo Phú Quốc cũng là để thúc đẩy sự phát triển của Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước.

Tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và từng bước tiếp tục phát triển du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch; đồng thời thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát huy thế mạnh của Đảo.

Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả trong nước và nước ngoài cho phát triển đảo Phú Quốc. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng thiết yếu của Đảo.

- Vđịnh hướng chung

Theo Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 1802/QĐ- TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Phú Quốc đến năm 2030 đã xác định mục tiêu xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính – kinh tế vào năm 2020 với vai trò “là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Quốc gia và Quốc tế; trung tâm hành chính cỡ khu

vực; là đầu mối giao thông quan trọng về vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển Quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng”.

Theo giá so sánh 2010 thì giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4%/năm trở lên (đến năm 2020 đạt 500 tỷ đồng); giá trị sản xuất thủy sản và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng bình quân mỗi năm 10% (đến năm 2020 đạt 5.200 tỷ đồng); sản lượng thủy sản đạt 201.000 tấn (trong đó nuôi trồng đạt 1.000 tấn); giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm (đến năm 2020 đạt 5.200 tỷ đồng); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 3%/năm (đến năm 2020 đạt 140 tỷ đồng). Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 10%/năm (đến năm 2020 đạt 7.600 tỷ đồng); chế biến nước mắm bình quân 12 triệu lít/năm (quy 30% độđạm); sản lượng tiêu bình quân đạt 1.200 tấn/năm với diện tích cây tiêu ổn định 500 ha. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 90.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đến năm 2020 đạt 1.700 tỷ đồng, chi ngân sách 2.457 tỷ đồng, trong đó ưu tiên chi đầu tư phát triển. Đến năm 2020 khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1 triệu lượt. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 10.000 phòng nghỉ, doanh thu du lịch đạt 10.000 tỷđồng, bình quân tăng 24%/năm. Đến năm 2020, 80% các tuyến đường nội ô đô thị và đường giao thông nông thôn được bê tông hoặc nhựa hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 25%/năm.

Bảng 5.1. Kế hoạch huy động vốn đầu tư đảo Phú Quốc giai đoạn 2016-2030

Tỷ đồng

Chỉ tiêu Giai đoạn

2016-2020 Tỷ lệ (%) 2021-2030 Tỷ lệ (%)

Vốn khu vực Nhà nước 20.000 22,2 66.000 15

Vốn khu vực ngoài nhà nước 64.800 72 192.280 43,7

Vốn khu vực ĐTNN 5.000 5,6 180.400 41

Nguồn vốn khác 200 0,2 1.320 0,3

Tổng 90.000 100 440.000 100 (Nguồn: UBND huyện Phú Quốc)

Với mục tiêu huy động vốn đầu tư đến năm 2020 là 90.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2016-2020 và 440.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2030 là con số hết sức khó khăn. Theo kế hoạch thu ngân sách cho thấy đến năm 2020 chỉđạt 1.700 tỷ đồng (Phụ lục 8) điều đó chứng tỏ Phú Quốc muốn đạt được mục tiêu huy động vốn như kế hoạch thì vai trò của vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư nước ngoài gần nhưđóng vai trò chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)