CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
3.1. Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
- Về vị trí địa lý
Đảo Phú Quốc là địa phương thuộc huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, nằm ở vùng biển phía Tây Nam của tổ quốc, trong vịnh Thái Lan, có tọa độ địa lý từ 10 độ đến 10,27 vĩ độ Bắc và từ 103,5 đến 104,05 kinh độ Đông. Đảo Phú Quốc là tập hợp của một quần thể đảo bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 593 km², tương đương với diện tích của Singapore, Phú Quốc nằm trong vị trí trung tâm của Đơng Nam Á có lợi thế về kinh tế và an ninh quốc phòng.
Phú Quốc có 8 xã và 2 thị trấn, Phú Quốc cách thị xã Rạch Giá 120 km, Hà Tiên 46 km. Đảo có vị trí gần với các nước láng giềng trong khu vực: cách đường lãnh hải Việt nam - Campuchia khoảng 4,5 km.Tính đường hàng khơng, khoảng cách từ Phú Quốc đi thành phố Hồ Chí Minh khoảng 500 km; đi Pnompenh khoảng 400 km; đi Bangkok khoảng 800 km, đi Kualalamper 1.100 km, đi Singapore khoảng 1.200km. Phú Quốc nằm trên nhiều đường hàng hải quốc tế quan trọng, chính nhờ vị trí địa lý đặc biệt này mà Phú Quốc có vị trí rất quan trọng về mặt an ninh quốc phòng và lợi thế trong giao lưu hàng hải quốc tế. Đây là lợi thế để Phú Quốc phát triển mạnh các ngành kinh tế như vận tải biển, logistic, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý đảo Phú Quốc
(Nguồn: UBND huyện Phú Quốc)
-Địa hình
Phú Quốc là một Việt Nam thu nhỏ về địa hình có núi non, trung du, đồng bằng và ven biển. Núi rừng chiếm phần lớn diện tích đảo. Đảo có địa hình phong phú được chia làm 2 vùng: vùng Bắc đảo có dạng địa hình chủ yếu là đồi núi hình cánh cung từ Tây Bắc đến Đơng Bắc, che kín phía Tây Nam; vùng phía Nam đảo là dạng đồi núi rải rác xen kẽ các đồng bằng hẹp có độ dốc trung bình 15o, thấp dần về phía Tây và Tây Nam, chạy dài 99 ngọn núi với nhiều độ cao khác nhau trong đó dãy núi lớn nhất là dãy Hàm Ninh. Theo thống kê, dạng địa hình đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích đảo, dạng địa hình đồng bằng tập trung chủ yếu ở phía Nam chiếm khoảng 25% diện tích của đảo. Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn như: khe suối, thác nước (suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên...). Đặc biệt trên chiều dài khoảng 150 km chu vi đường bờ biển quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, điển hình như : bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài... Ngoài ra, cảnh quan bờ mài mịn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá gốc chạy sát ra biển như: Gành Cậu, mũi Tàu Rũ,
mũi Ông Đội, hệ thống các quần đảo An Thới, Hải Tặc, Thổ Chu và một số đảo rải rác gồm 36 đảo ở khu vực phụ cận tạo nên cảnh quan hấp dẫn tăng sức thu hút du lịch đối với đảo Phú Quốc.
- Khí hậu thủy văn
Phú Quốc nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, ít biến động, ít có những hiện tượng thời tiết bất lợi như bão, giá rét, sương muối, gió khơ nóng... Khí hậu ấm áp quanh năm với nhiệt độ trung bình 25-27oC, biên độ trung bình hàng năm khoảng 3oC , biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 6oC.
Khí hậu Phú Quốc có 2 mùa rõ rệt: mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình năm đạt 3.038 mm; độ ẩm khơng khí trung bình năm là 83,3% (lớn nhất đạt tới 94,6%; nhỏ nhất là 67,7%); chế độ gió phân hóa theo mùa và theo 2 bên sườn núi của dãy Hàm Ninh ngăn cách phần Đông và Tây đảo. Do chế độ ít biến động trong năm cũng nhu trong ngày, chế độ bức xạ, nắng thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch ngồi trời nên mùa du lịch ở Phú Quốc có thể tổ chức quanh năm, trừ một số hoạt động du lịch như leo núi, mạo hiểm bị hạn chế trong thời gian các tháng 7,8,9 do bị ảnh hưởng bởi lượng mưa tập trung.
- Tài nguyên thiên nhiên
Thiên nhiên đã tạo cho Phú Quốc nhiều cảnh quan sinh thái độc đáo với 26 hòn đảo lớn nhỏ, hội tụ đầy đủ các kiểu hệ sinh thái đặc trưng, gồm có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, núi đá, núi đất, thảm cỏ, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, rừng tràm, sơng suối, thác nước, hồ tự nhiên có rạn san hơ, bãi cỏ biển, thú biển, bị sát biển…
Phú Quốc có hệ thực vật phong phú với 1.164 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật. Đặc biệt, ở đây có 54 lồi thực vật thuộc diện đặc hữu (chỉ có ở Phú Quốc và một số vùng địa lý rất hẹp). Về động vật hoang dã, Phú Quốc có khoảng 180 lồi có xương sống, trong đó 42 lồi thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như bò biển, vọc bạc, mèo rừng, hồng hoàng, bồ nông chân xám, đồi mồi, cá sấu nước ngọt…
Địa hình ở đây mang sắc thái riêng với 99 ngọn đồi, diện tích rừng nguyên sinh cùng với rừng Tràm trải rộng, xen kẽ nhiều sông suối như sông Dương Đông, Cửa Cạn, Rạch Tràm… , các bãi tắm cũng cịn rất hoang sơ, trải dài và tuyệt đẹp.
Chính sự đa dạng các hệ sinh thái, đa sinh cảnh đã tạo tiền đề cho sự hình thành các thảm thực vật, các lồi động vật có xương sống, khơng xương sống trên cạn, dưới các vùng nước ngọt, nước biển. Đó là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng khơng những góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trên đảo mà còn là điều kiện đặc biệt để xây dựng Vườn Quốc gia, bảo tồn các nguồn gen thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Về kinh tế xã hội
Theo Báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện Phú Quốc, kinh tế của Phú Quốc giai đoạn 2011-2016 luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, bình quân hàng năm tăng 27,5%. Riêng năm 2015 tăng 32,36%; GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 6.063 USD tăng 3,7 lần so năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực I (nông-lâm- thủy sản) chiếm 28%, khu vực II (công nghiệp – xây dựng) chiếm 25%, khu vực III (dịch vụ và các ngành khác) chiếm 47%. Các lĩnh vực thương mại-dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản phát triển nhanh và tăng khá. Một số lĩnh vực có tiềm năng lợi thế, nhất là khai thác thuỷ sản, kinh tế biển, du lịch được tập trung khai thác, phát huy tốt hơn, góp phần quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của Phú Quốc. Khách du lịch bình quân tăng trên 13%/năm, năm 2016 thu hút được 1.450.000 lượt khách, gấp 3,62 lần so với năm 2011, trong đó khách quốc tế 201.132 lượt tăng 2,2 lần so với 2011, doanh thu du lịch được 3.410 tỷ, tăng 6,82 lần so với 2011). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 20.720 tỷ đồng, gấp 4,69 lần so với năm 2011.... Nhiều biện pháp khai thác nguồn thu, chống thất thu, nợ đọng thuế được tập trung. Tổng thu ngân sách năm 2016 là 1.938,9 tỷ đồng, tăng 103,44% so với cùng kỳ. Đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,3%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm lo
cho gia đình chính sách và người có cơng, hộ nghèo có nhiều tiến bộ (mỗi năm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động).
Về đơn vị hành chính và phân bố dân cư: Phú Quốc có 2 thị trấn và 8 xã trực thuộc. Dân số Phú Quốc năm 2016 là 119.369 người, mật độ dân cư là 202 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 57.535 chiếm 48% dân số của huyện, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 45%.
Tóm lại, Phú Quốc vốn được thiên nhiên ban tặng cho một tài sản vô giá đó là tài nguyên núi, rừng và biển thuận lợi cho phát triển du lịch về biển đảo, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thuộc hàng đầu trong khu vực và thế giới. Về kinh tế xã hội thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc như tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất cả nước, trình độ dân trí ngày càng được cải thiện. Chính những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội nơi đây đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có được cơ hội đầu tư tốt với tỷ suất lợi nhuận cao. Bên cạnh những thuận lợi thì về điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội ở Phú Quốc cũng có một số khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư như vị trí địa lý nằm xa đất liền, vì vậy việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.