CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
2.4. Kinh nghiệm về tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia rất thành công trong khu vực Đông Bắc Á về huy động và sử dụng vốn đầu tư để tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Trần Thanh Cương (2010), để đạt được kết quả như vậy Hàn Quốc đã có các biện pháp chủ yếu sau:
- Thành lập các khu kinh tế đặc biệt để thu hút vốn đầu tư: Đến nay Hàn Quốc
đã có 8 khu kinh tế đặc biệt, là mơ hình khu kinh tế đặc biệt nhằm khuyến khích đầu tư nước ngồi thơng qua cải thiện môi trường sống cho nhà đầu tư, bãi bỏ các rào cản đối với hoạt động kinh doanh và áp dụng chế độ ưu đãi đầu tư đặc biệt. Các chính sách Hàn Quốc đã làm như hỗ trợ một phần vốn đầu tư hạ tầng cơ bản của các khu kinh tế (khoảng 50%), phần còn lại sẽ do ngân sách của địa phương thực hiện theo mơ hình cơng tư. Các lĩnh vực đầu tư có cơng nghệ cao, giáo dục, bệnh viện đều được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ. Tuy nhiên trong trường hợp Hội đồng phát triển khu kinh tế đồng ý thì sẽ hỗ trợ 100% vốn đầu tư hạ tầng.
- Thu hút vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đơ thị và vùng kém phát triển: Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một bộ máy quản lý vốn ngoại nhập, nhiệm vụ là khống chế, quản lý nghiêm ngặt và linh hoạt trong sử dụng vốn, vừa có chính sách và quy hoạch ở tầm vĩ mơ, vừa có sự giám sát và kinh doanh ở tầm vi mơ. Đối với khu vực đơ thị Chính phủ cho xây dựng kết cấu hạ tầng với qui mô lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển; đối với vùng kém phát triển (vùng nông thôn, miền núi) việc xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện năng và các cơng trình phúc lợi văn hóa xã hội...) được Chính phủ quan tâm đầu tư, tuy nhiên phải được tính tốn kỹ lưỡng với quy mơ thích hợp, khơng dàn trải phù hợp với dân số, nhu cầu thực tế phát triển KTXH của từng vùng. Về đối tác đầu tư hướng thu hút vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển (Mỹ, Nhật và một số nước Tây Âu) với mục tiêu: tiếp nhận thành tựu khoa học và trình độ quản lý tiên tiến. Hiện nay, nguồn vốn vay để phát triển kết cấu hạ tầng đã phát huy hiệu quả KTXH tích cực, được đánh giá cao. Tình hình này đã củng cố thêm chiến lược vay nợ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
- Có luật đầu tư với những quy định ưu đãi: Hàn Quốc xây dựng môi trường
thu hút đầu tư coi trọng trên ba phương diện: (1) Về chính trị, ổn định chính trị và ổn định chính sách. Cơ chế vận hành là kết hợp “Chính phủ cứng, thị trường mềm”. (2) Về pháp luật, chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về đầu tư nước ngoài, quyền lợi của nhà đầu tư được pháp luật bảo hộ đảm bảo lợi nhuận ở mức thoả đáng; (3) Về kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc ngoài ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và tập trung nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, phát triển thị trường, ổn định tiền tệ, giá cả.