3.3.3 .Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc
3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương
3.4. Đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
3.4.1.2. Về sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KTXH
- Góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương: Phú Quốc từ một huyện đảo nghèo, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, tuy nhiên chỉ sau 13 năm quy hoạch và phát triển Phú Quốc đã trở thành một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao nhất của cả nước 26,4% cho giai đoạn 2011-2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo cải thiện nhiều chỉ tiêu khác về kinh tế xã hội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi: Cơ cấu kinh tế của Phú
Quốc ngày càng theo hướng có lợi, cụ thể giảm dần tỷ trọng GDP ngành nông – lâm, thủy sản và tăng dần ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Điều này đã chuyển biến theo đúng định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và địa phương đề ra.
- Tăng năng suất lao động và cải thiện mức sống người dân: Từng bước cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân. Kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, sự tham gia của các tập đồn kinh tế lớn ngày càng nhiều khơng những làm tăng thu nhập bình quân trên đầu người của người dân mà cịn góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác. Thay vì trước đây người dân phải trả chi phí cho mỗi KW điện là 12.000đ/KW thì hiện nay chi phí thấp hơn gấp khoản 10 lần; hệ thống đường giao thông cả đường bộ, hàng không và đường biển được cải thiện rất nhiều…
- Người dân được tiếp cận với dịch vụ giáo dục, y tế được tốt hơn: Thông
qua đầu tư số lượng trường học, bệnh viện được tăng lên ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Đặc biệt hiện nay có 2 dự án đầu tư lớn vào Phú Quốc là dự án bệnh viện tư nhân 500 giường và dự án tài trợ của Hàn Quốc để xây dựng trường Trung cấp nghề để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Khi hai dự án này hoàn thành cùng với hệ thống trường học, bệnh viện cơng sẽ góp phần đáng kể vào việc chăm sóc sức khỏe người dân cũng như người dân được tiếp xúc với dịch vụ giáo dục tốt hơn ngay chính q hương mình.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói tại địa phương: Tăng đầu tư của
cầu việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút được một lượng lớn lao động từ nơi khác đến. Nếu như trước đây lao động chính của người dân chủ yếu từ đánh bắt hải sản, chế biến nước mắm và sản xuất tiêu thì hiện nay thu nhập của người dân chủ yếu bằng nghề du lịch. Nhu cầu lao động cao và sự phát triển của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây có việc làm với thu nhập cao. Chính điều này đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng dần mức sống của người dân.