Nguyên nhân hạn chế về huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 85 - 86)

3.3.3 .Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc

3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương

3.4. Đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc

3.4.3.1. Nguyên nhân hạn chế về huy động vốn đầu tư

Đối với nguồn vốn khu vực nhà nước

- Hạn chế về công tác quy hoạch phát triển KTXH

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng Đề án quy hoạch đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1197/2005/QĐ-TTg ngày 01/09/2005, tuy nhiên đến hiện tại Đề án này đã qua hai lần chỉnh sửa, bổ sung. Điều này chưa nói đến nhiều văn bản của chính quyền địa phương liên quan đến điều chỉnh cục bộ một số hạn mục công trình liên quan trên đảo. Chính sự điều chỉnh này làm cho nhiều hạn mục cơng trình khơng thể triển khai được do phải điều chỉnh dự án và phải thông qua lại hồ sơ thiết kế ban đầu.

Ngoài ra, việc chậm phê duyệt Đề án thành lập Khu Hành chính – Kinh tế đặc biệt Phú Quốc cũng là nguyên nhân giảm nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho Phú Quốc, vì khi Đề án này được thông qua chắc chắn Trung ương sẽ có kế hoạch đầu tư vốn cho địa phương này theo Đề án được phê duyệt.

- Nguồn thu NSNN chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển

Năm 2016 tỷ lệ đầu tư vốn ngân sách nhà nước ở Phú Quốc là 13,4% tương đương số tiền là 2.771 tỷ đồng, trong khi đó tổng thu ngân sách của địa phương là 1.938,9 tỷ đồng chiếm 69,9% trong tổng chi đầu tư từ ngân sách, điều này cho thấy nguồn vốn đầu tư cho phát triển từ nguồn NSNN rất khó khăn. Vì vậy việc đầu tư từ nguồn vốn NSNN để phát triển cơ sở hạ tầng cho Phú Quốc còn nhiều hạn chế.

So với các địa phương khác trong tỉnh thì Phú Quốc có nguồn thu lớn nhất và xấp xỉ nguồn thu của một số tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên so với số lượng doanh nghiệp và tiềm năng các dự án đang triển khai thì nguồn thu trên vẫn còn thấp. Điều này do Phú Quốc hiện đang được hưởng quá nhiều chính sách ưu đãi về thuế nên các nguồn thu về thuế đối với các doanh nghiệp còn thấp chiếm 31,58%, còn lại chủ yếu thu từ chuyển nhượng nhà đất.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương liên tục giảm qua các năm

Trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương trên địa bàn đảo Phú Quốc có xu hướng giảm đáng kể, năm 2011 vốn đầu tư từ trung

ương chiếm 86,7% tổng vốn đầu tư từ ngân sách của Phú Quốc, đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 51,9%. Điều này cho thấy những năm qua nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Phú Quốc rất hạn chế và phải phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách địa phương, vì vậy việc nhanh chóng thơng qua Đề án thành lập Đặc khu là điều cần thiết để tranh thủ được nguồn vốn từ Đề án này.

- Do chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Sở dĩ thời gian qua nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước không tăng là do cơ chế chung của Chính phủ là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, do đó hiện nay tại Phú Quốc chỉ còn duy nhất một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động với tỷ lệ vốn đầu tư không đáng kể.

Về thu hút vốn đầu tư đối với các nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước

Để thấy rõ được nguyên nhân của những hạn chế về thu hút vốn đầu tư đối với các nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc, luận án tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư. Các phân tích, đo lường và đánh giá các yếu tố đó được thực hiện trong chương 4 thơng qua mơ hình định lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)