3.3.3 .Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc
3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương
3.4. Đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
3.4.2.2. Những hạn chế về sử dụng vốn đầu tư
- Chưa chú trọng đến việc phát triển cân đối giữa các ngành: So với các
ngành khác thì ngành nơng – lâm, hải sản có hiệu quả sử dụng vốn icor thấp nhất, tuy nhiên ngành này chưa được đầu tư nhiều. Nguồn lợi thu được từ ngành này chủ yếu do khai thác từ tự nhiên là chính. Xét cho cùng ngành này hỗ trợ rất nhiều cho ngành du lịch, vì một số du khách khi đến Phú Quốc ngoài tham quan cảnh đẹp hoang sơ nơi đây còn quan tâm đến các món ẩm thực hải sản mà khó có nơi nào sánh được; ngồi ra một số thương hiệu nổi tiếng như tiêu Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc, Chó Phú Quốc là một trong những thương hiệu nổi tiếng góp phần làm nên thương hiệu của địa phương; các trại nuôi ngọc trai tự nuôi của một số doanh nghiệp là một trong những thành công lớn cho phát triển ngành nuôi trồng hải sản của Phú Quốc, hàng ngành ngành này có sự đóng góp đáng kể vào GDP của địa phương.
- Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp chưa tương xứng với quy mô đầu tư: Nếu
xét hiệu quả theo chỉ số ICOR thì hiệu quả đầu tư vốn của Phú Quốc thấp hơn mức hiệu quả của cả nước nhưng vẫn còn cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên nếu xét theo quy mơ đầu tư/GDP thì hiệu quả đầu tư vốn chưa cao. Thực tế cho thấy trong suốt giai đoạn 2011-2016 vốn đầu tư tăng trưởng trung bình hàng năm là 41,16% trong khi đó GDP tăng trung bình chỉ 26,4%. Do đó việc giữ tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng so với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư là điều cần thiết.
- Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển giáo dục, y tế còn thấp: Theo Phụ lục 7 cho
thấy năm 2016 vốn đầu tư cho giáo dục chiếm 1,5%, y tế chiếm 1,89%, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Như chúng ta biết Phú Quốc trước khi được Chính phủ quy hoạch tổng thể năm 2004 thì trình độ dân trí cũng như điều kiện chăm sóc y tế của người dân còn nhiều hạn chế, hiện nay mặc dù có nhiều cải thiện hơn trước nhưng vẫn còn thấp so với nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả nước. Do đó, đầu tư để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao tay nghề lao động và tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch dịch y tế chất lượng cao là điều cần thiết.
- Chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường: Việc tăng cường đầu tư
phát triển kinh tế đã kéo theo hệ lụy là mức độ ô nhiễm môi trường như môi trường nước, môi trường biển vẫn đang diễn ra do rác thải từ các hoạt động kinh doanh gây ra; hiện tượng mất cân bằng sinh thái đang diễn ra hàng ngày do diện tích rừng tự nhiên bị lấn chiếm, nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì đến một lúc nào đó khơng xa Phú Quốc sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của mình, sẽ khơng cịn là thiên đường nghỉ dưỡng như mọi người mơ ước.
- Tình trạng bất ổn xã hội vẫn cịn xảy ra: Tình hình bất ổn về xã hội ngày
càng tăng nhanh, nhất là sự tha hóa về lối sống trong giới trẻ hiện nay. Thời gian qua tại Phú Quốc xảy ra một số vụ giết người thương tâm, gây mất trật tự về an ninh xã hội, nạn mại dâm, ma túy không ngừng tăng lên, nếu chính quyền địa phương khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì Phú Quốc sẽ trở thành “Căn bệnh Hà Lan” như một số nhà kinh tế so sánh.