Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 149 - 152)

3.3.3.3 .Thu nhập bình quân của người dân địa phương

5.3. Một số kiến nghị

5.3.1. Đối với trung ương

- Chính phủ cần phải có chủ trương hỗ trợ cho Phú Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng mà nguồn lực địa phương chưa đảm nhận được

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch chung xây đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên sự quan tâm đầu tư của Trung ương đối với Phú Quốc chưa nhiều, chỉ chú ý đến vấn đề chủ trương, chính sách là chủ yếu chứ chưa trực tiếp đầu tư cho phát triển, do đó để đảm bảo vốn cho phát triển đòi hỏi trung ương cần phải có sựđầu tư trực tiếp vào một số hạn mục công trình trọng điểm mà nguồn vốn địa phương không thực hiện được. Theo lộ trình đến năm 2020 Phú Quốc sẽ là đặc khu hành chính – kinh tế có cơ chế đặc thù riêng, tuy nhiên đến thời điểm này thời gian đã cận kề nhưng về mặt hành chính

Phú Quốc vẫn còn được quản lý nhưđơn vị hành chính cấp huyện mặc dù có một số rất ít cơ chế đặc thù riêng như thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế do Chính Phủ thành lập và hoạt động một số chức năng do UBND tỉnh trực tiếp phân công và người dân có thể giải quyết công việc trực tiếp tại đây thay vì phải liên hệ UBND tỉnh để giải quyết công việc.

- Cần phải có chính sách riêng đặc thù để phát triển

Để thu hút vốn đầu tư và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tếđến năm 2020 đòi hỏi Phú Quốc phải có một cơ chế hành chính đặc thù riêng, nghĩa là ngoài cơ chế chung của một đơn vị hành chính thông thường, Chính Phủ cần phải cho phép Phú Quốc có thêm một số nét riêng để phát triển. Hiện tại Phú Quốc là đơn vị hành chính cấp huyện hoạt động dưới sự chỉđạo của UBND tỉnh Kiên Giang, điều này làm cho Phú Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định và cơ chế đầu tư. Sự liên hệ công việc của người dân gặp nhiều trở ngại do điều kiện đi lại khó khăn. Do đó đòi hỏi Phú Quốc cần phải có hệ thống quản lý hành chính sao cho có thể giải quyết được công việc tại địa phương tránh qua nhiều bước trung gian gây khó khăn và lãng phí cho nhà đầu tư. Nếu có thể, Chính Phủ nên tách Phú Quốc ra thành trung tâm hành chính riêng trực thuộc Trung ương.

- Sớm phê duyệt Đề án Đặc Khu Hành chính - Kinh tế Phú Quốc

Hiện tại UBND tỉnh Kiên Giang được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án Đặc khu Kinh tế Phú Quốc, do đó khi Đề án hoàn thành Chính phủ phải nhanh chóng thẩm định và phê duyệt vì thời gian đến năm 2020 đã cận kề. Khi Đề án được phê duyệt khi đó Phú Quốc sẽ là chính quyền đặc khu, lúc đó sẽ có quyền và cơ chế rộng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế.

Việc Quốc Hội thông qua chủ trương thành lập đặc khu Hành chính – Kinh tế Phú Quốc là một chủ trương mang tính đột phá, tuy nhiên những quy định về thành lập đặc khu cũng như hệ thống văn bản pháp lý về đặc khu vẫn chưa được ban hành. Việc xây dựng Đề án thành lập đặc khu hiện tại giao cho UBND tỉnh Kiên Giang soạn thảo nhưng do Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt chưa được thông qua, vì vậy việc hoàn thiện đề án còn gặp nhiều khó khăn. Để đẩy

nhanh tiến độ xây dựng Đề án đòi hỏi UBND tỉnh Kiên Giang cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, Trung ương trong việc sớm hoàn thiện khung pháp lý để sớm hoàn thiện Đề án.

Việc xác định chính xác thời gian lên đặc khu là điều cần thiết góp phần làm tăng lòng tin đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, vì trở thành đặc khu các dự án đầu tư sẽ có nhiều điều kiện ưu đãi hơn và đặc biệt sẽ tăng giá trị kỳ vọng trong tương lai.

5.3.2. Đối với tỉnh Kiên Giang

- UBND tỉnh Kiên Giang nên chỉ đạo các đơn vị có liên quan quy hoạch tổng thể phát triển Phú Quốc đến tầm nhìn xa hơn

Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng là điều cần thiết. Hiện tại Phú Quốc chỉ có quy hoạch phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian quy hoạch này sắp hết và cần phải sớm có quy hoạch mới, có như vậy thì nhà đầu tư mới có thể hình dung được sắp tới Phú Quốc sẽ phát triển như thế nào trong tương lai. Theo kinh nghiệm ở nhiều quốc gia việc cho thuê đất có thể kéo dài đến 99 năm, do đó trong quá trình quy hoạch để phát triển Phú Quốc cần phải có cái nhìn xa hơn trong dài hạn, có thể 50 năm hoặc xa hơn.

- Cần quan tâm hơn việc đầu tư cơ sở hạ tầng

Xét về góc độđịa phương thì Phú Quốc không thểđáp ứng được nhu cầu về vốn để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu phát triển của địa phương, do đó đòi hỏi UBND tỉnh Kiên Giang cần phải có kế hoạch cũng như đầu tư vốn để phát triển cơ sở hạ tầng cho Phú Quốc nhất là các tuyến đường giao thông, cảng biển. Có như vậy thì mới khuyến khích và thu hút được nhiều hơn nhà đầu tư tham gia.

- Cử cán bộ có đủ năng lực làm công tác quản lý

Khi chọn cán bộ lãnh đạo cho Phú Quốc cần phải có sự cân nhắc, vì đây là địa phương có tính đặc thù và hội nhập quốc tế cao. Lãnh đạo địa phương cần phải có sự năng động trong quy hoạch và định hướng phát triển của địa phương. Người lãnh đạo phải có tâm huyết và phải có đủ khả năng nhận thức về định hướng phát

triển của Phú Quốc trong thời gian tới cần phải làm gì? Và làm như thế nào? Đối với việc tuyển dụng cán bộ vào cơ quan công quyền cần phải chọn lọc kỹ trước khi tuyển dụng, người cán bộ phải có đủ năng lực giải quyết công việc nhất là địa phương có khả năng hội nhập quốc tế cao như Phú Quốc. Kinh nghiệm từ Thẩm Quyến để có được khả năng phát triển như ngày ngày, việc chọn lãnh đạo, tuyển dụng cán bộđược chính quyền đặc biệt quan tâm.

- Nên có sự phân cấp quản lý hành chính đặc thù riêng cho Phú Quốc

Hiện tại mặc dù Phú Quốc được UBND tỉnh ủy quyền cho một số công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, tuy nhiên còn rất hạn chế, do đó những gì địa phương có thể làm được thì cứ mạnh dạn giao cho địa phương xử lý, tránh trường hợp thủ tục rờm rà vừa xin cấp huyện lại xin cấp tỉnh, hơn nữa việc di chuyển từ Phú Quốc vào trung tâm tỉnh là điều khó khăn và mất thời gian. Vì vậy nhất thiết tỉnh Kiên Giang cần phải có cơ chế riêng cho Phú Quốc trong việc xử lý thủ tục hành chính để không phải gây phiền hà cho người dân và nhà đầu tư.

- Cần phải cân nhắc kỹ khi phân bổ vốn đầu tư cho địa phương, trong đó cần phải ưu tiên những công trình trọng điểm, tránh trường hợp đầu tư dàn trải vào một số hạn mục công trình chưa cần thiết gây lãng phí cho nhà nước lại không mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo phú quốc (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)