5.3.1. Đối với trung ương
- Chính phủ cần phải có chủ trương hỗ trợ cho Phú Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng mà nguồn lực địa phương chưa đảm nhận được
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch chung xây đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên sự quan tâm đầu tư của Trung ương đối với Phú Quốc chưa nhiều, chỉ chú ý đến vấn đề chủ trương, chính sách là chủ yếu chứ chưa trực tiếp đầu tư cho phát triển, do đó để đảm bảo vốn cho phát triển đòi hỏi trung ương cần phải có sựđầu tư trực tiếp vào một số hạn mục công trình trọng điểm mà nguồn vốn địa phương không thực hiện được. Theo lộ trình đến năm 2020 Phú Quốc sẽ là đặc khu hành chính – kinh tế có cơ chế đặc thù riêng, tuy nhiên đến thời điểm này thời gian đã cận kề nhưng về mặt hành chính
Phú Quốc vẫn còn được quản lý nhưđơn vị hành chính cấp huyện mặc dù có một số rất ít cơ chế đặc thù riêng như thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế do Chính Phủ thành lập và hoạt động một số chức năng do UBND tỉnh trực tiếp phân công và người dân có thể giải quyết công việc trực tiếp tại đây thay vì phải liên hệ UBND tỉnh để giải quyết công việc.
- Cần phải có chính sách riêng đặc thù để phát triển
Để thu hút vốn đầu tư và phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tếđến năm 2020 đòi hỏi Phú Quốc phải có một cơ chế hành chính đặc thù riêng, nghĩa là ngoài cơ chế chung của một đơn vị hành chính thông thường, Chính Phủ cần phải cho phép Phú Quốc có thêm một số nét riêng để phát triển. Hiện tại Phú Quốc là đơn vị hành chính cấp huyện hoạt động dưới sự chỉđạo của UBND tỉnh Kiên Giang, điều này làm cho Phú Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc ra quyết định và cơ chế đầu tư. Sự liên hệ công việc của người dân gặp nhiều trở ngại do điều kiện đi lại khó khăn. Do đó đòi hỏi Phú Quốc cần phải có hệ thống quản lý hành chính sao cho có thể giải quyết được công việc tại địa phương tránh qua nhiều bước trung gian gây khó khăn và lãng phí cho nhà đầu tư. Nếu có thể, Chính Phủ nên tách Phú Quốc ra thành trung tâm hành chính riêng trực thuộc Trung ương.
- Sớm phê duyệt Đề án Đặc Khu Hành chính - Kinh tế Phú Quốc
Hiện tại UBND tỉnh Kiên Giang được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án Đặc khu Kinh tế Phú Quốc, do đó khi Đề án hoàn thành Chính phủ phải nhanh chóng thẩm định và phê duyệt vì thời gian đến năm 2020 đã cận kề. Khi Đề án được phê duyệt khi đó Phú Quốc sẽ là chính quyền đặc khu, lúc đó sẽ có quyền và cơ chế rộng hơn trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế.
Việc Quốc Hội thông qua chủ trương thành lập đặc khu Hành chính – Kinh tế Phú Quốc là một chủ trương mang tính đột phá, tuy nhiên những quy định về thành lập đặc khu cũng như hệ thống văn bản pháp lý về đặc khu vẫn chưa được ban hành. Việc xây dựng Đề án thành lập đặc khu hiện tại giao cho UBND tỉnh Kiên Giang soạn thảo nhưng do Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt chưa được thông qua, vì vậy việc hoàn thiện đề án còn gặp nhiều khó khăn. Để đẩy
nhanh tiến độ xây dựng Đề án đòi hỏi UBND tỉnh Kiên Giang cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, Trung ương trong việc sớm hoàn thiện khung pháp lý để sớm hoàn thiện Đề án.
Việc xác định chính xác thời gian lên đặc khu là điều cần thiết góp phần làm tăng lòng tin đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, vì trở thành đặc khu các dự án đầu tư sẽ có nhiều điều kiện ưu đãi hơn và đặc biệt sẽ tăng giá trị kỳ vọng trong tương lai.
5.3.2. Đối với tỉnh Kiên Giang
- UBND tỉnh Kiên Giang nên chỉ đạo các đơn vị có liên quan quy hoạch tổng thể phát triển Phú Quốc đến tầm nhìn xa hơn
Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng là điều cần thiết. Hiện tại Phú Quốc chỉ có quy hoạch phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian quy hoạch này sắp hết và cần phải sớm có quy hoạch mới, có như vậy thì nhà đầu tư mới có thể hình dung được sắp tới Phú Quốc sẽ phát triển như thế nào trong tương lai. Theo kinh nghiệm ở nhiều quốc gia việc cho thuê đất có thể kéo dài đến 99 năm, do đó trong quá trình quy hoạch để phát triển Phú Quốc cần phải có cái nhìn xa hơn trong dài hạn, có thể 50 năm hoặc xa hơn.
- Cần quan tâm hơn việc đầu tư cơ sở hạ tầng
Xét về góc độđịa phương thì Phú Quốc không thểđáp ứng được nhu cầu về vốn để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu phát triển của địa phương, do đó đòi hỏi UBND tỉnh Kiên Giang cần phải có kế hoạch cũng như đầu tư vốn để phát triển cơ sở hạ tầng cho Phú Quốc nhất là các tuyến đường giao thông, cảng biển. Có như vậy thì mới khuyến khích và thu hút được nhiều hơn nhà đầu tư tham gia.
- Cử cán bộ có đủ năng lực làm công tác quản lý
Khi chọn cán bộ lãnh đạo cho Phú Quốc cần phải có sự cân nhắc, vì đây là địa phương có tính đặc thù và hội nhập quốc tế cao. Lãnh đạo địa phương cần phải có sự năng động trong quy hoạch và định hướng phát triển của địa phương. Người lãnh đạo phải có tâm huyết và phải có đủ khả năng nhận thức về định hướng phát
triển của Phú Quốc trong thời gian tới cần phải làm gì? Và làm như thế nào? Đối với việc tuyển dụng cán bộ vào cơ quan công quyền cần phải chọn lọc kỹ trước khi tuyển dụng, người cán bộ phải có đủ năng lực giải quyết công việc nhất là địa phương có khả năng hội nhập quốc tế cao như Phú Quốc. Kinh nghiệm từ Thẩm Quyến để có được khả năng phát triển như ngày ngày, việc chọn lãnh đạo, tuyển dụng cán bộđược chính quyền đặc biệt quan tâm.
- Nên có sự phân cấp quản lý hành chính đặc thù riêng cho Phú Quốc
Hiện tại mặc dù Phú Quốc được UBND tỉnh ủy quyền cho một số công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh, tuy nhiên còn rất hạn chế, do đó những gì địa phương có thể làm được thì cứ mạnh dạn giao cho địa phương xử lý, tránh trường hợp thủ tục rờm rà vừa xin cấp huyện lại xin cấp tỉnh, hơn nữa việc di chuyển từ Phú Quốc vào trung tâm tỉnh là điều khó khăn và mất thời gian. Vì vậy nhất thiết tỉnh Kiên Giang cần phải có cơ chế riêng cho Phú Quốc trong việc xử lý thủ tục hành chính để không phải gây phiền hà cho người dân và nhà đầu tư.
- Cần phải cân nhắc kỹ khi phân bổ vốn đầu tư cho địa phương, trong đó cần phải ưu tiên những công trình trọng điểm, tránh trường hợp đầu tư dàn trải vào một số hạn mục công trình chưa cần thiết gây lãng phí cho nhà nước lại không mang lại hiệu quả cao.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH và các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc, từđó tìm ra giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH một cách hiệu quả. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đề ra, nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những hạn chế sau đây:
- Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc còn dựa vào các nghiên cứu trước, chưa phát hiện ra được nhiều các yếu tố mới mang tính đặc thù để có giải pháp hiệu quả hơn.
- Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng, chưa đi sâu vào nghiên cứu trường hợp nếu Phú Quốc trở thành đặc khu, vì chủ trương này sớm muộn cũng sẽ thành hiện thực.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Phú Quốc – Trường hợp trở thành đặc khu, vì sắp tới Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu hành chính – kinh tế và có nhiều định hướng, chính sách mới với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Kết luận chương 5
Dựa trên những thành công, hạn chế, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong việc huy động vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc giai đoạn 2011 – 2016, tác giảđã đưa ra được một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc thời gian tới. Một số giải pháp cơ bản được tác giả đề xuất như tận dụng nguồn vốn từ NSNN, quan tâm đến các yếu tố thu hút đầu tư, đồng thời phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã huy động… Một số kiến nghịđối với chính quyền các cấp cũng được tác giảđề cập trong chương này, trong đó quan trọng nhất là nhanh chóng thông qua đề án thành lập đặc khu Phú Quốc.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
1. Ngô Văn Thiện (2017), ‘Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc’, Tạp chí Công thương, số 9, tháng 8/2017.
2. Ngô Văn Thiện (2017), ‘Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc’, Tạp chí Công thương, số 11, tháng 10/2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Ban soạn thảo Luật đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (2017), Báo cáo
tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mô hình đặc khu kinh tế và các mô hình tương tự khác.
3. Nguyễn Văn Bình (2007), ‘Thực trạng và giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam’, Tạp chí công thương, số 8, tháng 07/2017.
4. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE (2014), Báo cáo chuyên đề Phú Quốc.
5. Nguyễn Thị Cành (2003), Giáo trình tài chính công, NXB Đại học quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Cành (2004), Các Mô Hình Tăng Trưởng và Dự Báo Kinh Tế- Lý Thuyết và Thực Nghiệm, NXB Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh. 7. Trần Thanh Cương (2010), ‘Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng đô thị của một số nước Đông Bắc Á và ASEAN’, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7, tr. 49-56.
8. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
9. Lê Vinh Danh (2004), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp, Đề tài VKT 11.03.2004, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
10. Dương Tấn Diệp (2005), Giáo trình kinh tế vĩ mô, NXB Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Ngọc Dung (2016), ‘Kinh nghiệm quốc tế về phát triển mô hình đặc khu kinh tế’,Tạp chí Tài chính kỳ 2, tháng 2/2016.
12. Nguyễn Văn Dũng (2014), Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
13. Nguyễn Đầu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Anh Động (2012), Di tích – danh thắng và địa danh Kiên Giang,
NXB Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh.
15. Trần Xuân Giá (2000), ‘Những giải pháp cơ bản trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bài toán đạt ra cho việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả’,
Thông tin Tài chính, số 16, tr. 2-3.
16. Nguyễn Thị Giang (2010), Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực bồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
17. Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy, Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), ‘Khảo sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị’,Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Số 3- tháng 6/2013, tr. 19 – 30.
18. Hà Nam Khánh Giao, Lê Quan Huy, Nguyễn Thị Cẩm Hồng, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015), ‘Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau’, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr. 38-49.
19. Nguyễn Hồng Hà (2015), Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
20. Phương Thị Hồng Hà (2006), Giáo trình quản lý ngân sách nhà nước, NXB Hà Nội, Hà nội.
21. Trần Xuân Hà (2003), ‘Sự dụng trái phiếu Chính phủđể huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam’,Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, số 6, tr. 7- 12.
22. Nguyễn Minh Hằng (1996), ‘Việc thành lập các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc’, Nghiên cứu Trung Quốc, Số 5.
23. Hoàng Văn Hiền (2001), Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc (1961-1993), Luận án tiến sỹ Kinh tế, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hoa (2014), ‘Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào đặc khu Thẩm Quyến’, Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng – Số 1/2014. 25. Lê Thị Hòa (2015),‘Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở
hạ tầng trên thế giới’, Tạp chí tài chính, số 2 - 2015.
26. Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
27. Đinh Phi Hổ (2010), Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
28. Đinh Phi Hổ (2011), Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa – Những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới
30. Phan Thúc Huân (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Văn Hùng (2009), Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
32. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
33. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Phú huyện Quốc nhiệm kỳ 2016 – 2020. 34. John M. Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Khánh (2015), ‘Phát triển vùng: lý thuyết và kinh nghiệm thực tế cho Việt Nam’, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Lê Văn Khâm (2001), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
37. Nguyễn Đại Lai (2004), ‘Một vài luận giải về phát triển thị trường tài chính nhằm đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay’, Thông tin phục vụ lãnh đạo, số 4, tr. 13-20.
38. Nguyễn Tuấn Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2013), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Đà