Theo kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2016-2020 Phú Quốc phải huy động 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, chiếm 22,2% tổng vốn huy động; giai đoạn 2021-2030 huy động 66.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn huy động và tập trung chủ yếu vào NSNN. Với nguồn thu ngân sách trung bình hàng năm khoảng 1.700 tỷđồng như hiện nay đòi hỏi Phú Quốc phải biết tận dụng rất nhiều từ nguồn vốn của Tỉnh và và của Trung ương. Trong thời gian tới để đạt được mục tiêu như kế hoạch Phú Quốc có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Cần phải ổn định quy hoạch phát triển KTXH đảo Phú Quốc đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn, trong quy hoạch cần phải cụ thể dự án nào dành cho tư nhân và dự án nào cần phải đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Việc quy hoạch chi tiết sẽ giúp địa phương có cơ sở lập các dự án đầu tư khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi các dự án được cấp có thẩm quyền thông qua, đồng thời sẽ tìm nguồn vốn để bố trí phù hợp vì việc phân bổ vốn đầu tư được thực hiện theo hình thức trung và dài hạn. Do đó, việc ổn định quy hoạch, lập dự án khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là điều hết sức cần thiết đối với Phú Quốc hiện nay.
- Khai thác triệt để các nguồn thu từđịa phương được để lại để thực hiện đầu tư. Hiện tại trong cơ cấu nguồn thu của Phú Quốc thì nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất là lớn nhất (43,9%); kế đến là nguồn thu từ thuế các doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, chiếm 37%; các loại thuế khác chiếm khoảng 16,2% tổng nguồn thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới để tăng nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất chính quyền địa phương cần có chính sách thích hợp
để kích thích thị trường bất động sản phát triển, đồng thời rà soát lại các dự án đầu tư triển khai nhanh chóng công tác đền bù giải tỏa, theo dõi các khoản thu từ các dự án có hoạt động thuê đất để tăng nguồn thu cho địa phương. Theo khảo sát từ các doanh nghiệp trên địa bàn thì tình hình cán bộ thuế có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp vẫn còn, tình trạng bắt tay giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như làm thất thu thuế đối với nhà nước. Do đó chính quyền địa phương cần phải quán triệt tính minh bạch trong việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền đến mọi người dân cũng như doanh nghiệp về tính tự giác cũng như tính công khai minh bạch về việc nộp thuế, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp tiêu cực trong việc kê khai và nộp thuế. Thời gian tới cần phải có biện pháp tăng cường kiểm soát việc thu thuế từ bộ phận doanh nghiệp đặc biệt là hai loại thuế GTGT và thuế TNDN, do thời gian đầu tình hình ưu đãi đầu tư vẫn còn và thời gian tới một số doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi và việc nộp hai khoản thuế này là rất lớn.
- Cần sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy nội tại. Ngành tài chính của Huyện Phú Quốc phải tích cực tìm mọi biện pháp tạo nguồn thu và khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu (đặc biệt thuế) trong quản lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh nhằm tăng thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời thực hiện thu - chi ngân sách hợp lý, thực hành tiết kiệm để tăng tích lũy, tạo thêm nguồn đầu tư chủ động của địa phương.
- Hàng năm UNND tỉnh Kiên Giang nên dành ra một khoản kinh phí đểđầu tư cho Phú Quốc, tận dụng nguồn vốn thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2020; các chương trình quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng nhất là khu vực biển Tây Nam của tổ quốc để phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo.
- Để có thể trở thành đặc khu, ngay bây giờ Phú Quốc phải biết tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ. Muốn làm được điều đó trước tiên tỉnh Kiên Giang phải nhanh chóng hoàn thiện đề án xây dựng dựng đặc khu trình Chính
phủ phê duyệt. Một khi đề án này được thông qua chắc chắn Trung ương sẽ dành ra một khoản kinh phí rất lớn đểđầu tư. Hiện tại Đề án thành lập đặc khu đang được UBND tỉnh Kiên Giang triển khai, tuy nhiên vẫn còn trong thời gian hoàn thiện.