Tỷ đồng
Chỉ tiêu Giai đoạn
2016-2020 Tỷ lệ (%) 2021-2030 Tỷ lệ (%)
Vốn khu vực Nhà nước 20.000 22,2 66.000 15
Vốn khu vực ngoài nhà nước 64.800 72 192.280 43,7
Vốn khu vực ĐTNN 5.000 5,6 180.400 41
Nguồn vốn khác 200 0,2 1.320 0,3
Tổng 90.000 100 440.000 100 (Nguồn: UBND huyện Phú Quốc)
Với mục tiêu huy động vốn đầu tư đến năm 2020 là 90.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2016-2020 và 440.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2030 là con số hết sức khó khăn. Theo kế hoạch thu ngân sách cho thấy đến năm 2020 chỉ đạt 1.700 tỷ đồng (Phụ lục 8) điều đó chứng tỏ Phú Quốc muốn đạt được mục tiêu huy động vốn như kế hoạch thì vai trị của vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư nước ngồi gần như đóng vai trị chủ yếu.
5.2.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
5.2.2.1. Giải pháp về huy động vốn khu vực nhà nước
Theo kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2016-2020 Phú Quốc phải huy động 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, chiếm 22,2% tổng vốn huy động; giai đoạn 2021-2030 huy động 66.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn huy động và tập trung chủ yếu vào NSNN. Với nguồn thu ngân sách trung bình hàng năm khoảng 1.700 tỷ đồng như hiện nay đòi hỏi Phú Quốc phải biết tận dụng rất nhiều từ nguồn vốn của Tỉnh và và của Trung ương. Trong thời gian tới để đạt được mục tiêu như kế hoạch Phú Quốc có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Cần phải ổn định quy hoạch phát triển KTXH đảo Phú Quốc đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn, trong quy hoạch cần phải cụ thể dự án nào dành cho tư nhân và dự án nào cần phải đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Việc quy hoạch chi tiết sẽ giúp địa phương có cơ sở lập các dự án đầu tư khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi các dự án được cấp có thẩm quyền thơng qua, đồng thời sẽ tìm nguồn vốn để bố trí phù hợp vì việc phân bổ vốn đầu tư được thực hiện theo hình thức trung và dài hạn. Do đó, việc ổn định quy hoạch, lập dự án khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là điều hết sức cần thiết đối với Phú Quốc hiện nay.
- Khai thác triệt để các nguồn thu từ địa phương được để lại để thực hiện đầu tư. Hiện tại trong cơ cấu nguồn thu của Phú Quốc thì nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất là lớn nhất (43,9%); kế đến là nguồn thu từ thuế các doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, chiếm 37%; các loại thuế khác chiếm khoảng 16,2% tổng nguồn thu ngân sách địa phương. Trong thời gian tới để tăng nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất chính quyền địa phương cần có chính sách thích hợp
để kích thích thị trường bất động sản phát triển, đồng thời rà soát lại các dự án đầu tư triển khai nhanh chóng cơng tác đền bù giải tỏa, theo dõi các khoản thu từ các dự án có hoạt động thuê đất để tăng nguồn thu cho địa phương. Theo khảo sát từ các doanh nghiệp trên địa bàn thì tình hình cán bộ thuế có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp vẫn cịn, tình trạng bắt tay giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như làm thất thu thuế đối với nhà nước. Do đó chính quyền địa phương cần phải quán triệt tính minh bạch trong việc kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền đến mọi người dân cũng như doanh nghiệp về tính tự giác cũng như tính cơng khai minh bạch về việc nộp thuế, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp tiêu cực trong việc kê khai và nộp thuế. Thời gian tới cần phải có biện pháp tăng cường kiểm soát việc thu thuế từ bộ phận doanh nghiệp đặc biệt là hai loại thuế GTGT và thuế TNDN, do thời gian đầu tình hình ưu đãi đầu tư vẫn còn và thời gian tới một số doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi và việc nộp hai khoản thuế này là rất lớn.
- Cần sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy nội tại. Ngành tài chính của Huyện Phú Quốc phải tích cực tìm mọi biện pháp tạo nguồn thu và khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu (đặc biệt thuế) trong quản lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh nhằm tăng thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời thực hiện thu - chi ngân sách hợp lý, thực hành tiết kiệm để tăng tích lũy, tạo thêm nguồn đầu tư chủ động của địa phương.
- Hàng năm UNND tỉnh Kiên Giang nên dành ra một khoản kinh phí để đầu tư cho Phú Quốc, tận dụng nguồn vốn thơng qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2020; các chương trình quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng nhất là khu vực biển Tây Nam của tổ quốc để phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo.
- Để có thể trở thành đặc khu, ngay bây giờ Phú Quốc phải biết tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ. Muốn làm được điều đó trước tiên tỉnh Kiên Giang phải nhanh chóng hồn thiện đề án xây dựng dựng đặc khu trình Chính
phủ phê duyệt. Một khi đề án này được thông qua chắc chắn Trung ương sẽ dành ra một khoản kinh phí rất lớn để đầu tư. Hiện tại Đề án thành lập đặc khu đang được UBND tỉnh Kiên Giang triển khai, tuy nhiên vẫn cịn trong thời gian hồn thiện.
5.2.2.2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư
Theo kế hoạch huy động vốn đầu tư thì giai đoạn 2016-2020, vốn không thuộc khu vực nhà nước chiếm 77,8%, trong đó vốn đầu tư nước ngồi 5,6%; giai đoạn 2021-2030 phải huy động 85%, trong đó vốn đầu tư nước ngồi là 41%. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc, thời gian tới muốn đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư từ nguồn vốn không thuộc khu vực nhà nước thì Phú Quốc cần có các nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Trong các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc thì yếu tố cơ sở hạ tầng là có mức ảnh hưởng lớn nhất, do đó việc tăng cường đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng là điều cần thiết. Đối với Phú Quốc hiện nay muốn cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cần phải có một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện các tuyến đường giao thông, đặc biệt là tuyến đường vòng quanh đảo là tuyến đường huyết mạch của đảo Phú Quốc nối liền Bắc và Nam đảo, điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có tầm nhìn mạnh dạn hơn trong việc bỏ vốn đầu tư vào đây. Khi tuyến đường này hồn thành các nhà đầu tư sẽ bỏ ít chi phí hơn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí của khách du lịch cũng thấp hơn do giao thông thuận tiện và cảnh quan cũng trở nên thu hút hơn.
- Dự án cáp ngầm 110KV Hà Tiên - Phú Quốc hoàn thành, đưa vào sử dụng đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Phú Quốc. Với dự án này, lưới điện trên đảo Phú Quốc sẽ được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục, ổn định ít nhất đến năm 2025, tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội trên đảo trong những năm tới. Để mọi người dân, nhà đầu tư có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia, nhà nước cần phải đầu tư đường dây,
trạm điện đến tất cả các địa phương trên đảo nhằm giảm bớt chi phí và cải thiện cuộc sống người dân.
- Nhanh chóng đẩy mạnh việc mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc giai đoạn 2 và cảng biển quốc tế An Thới để đáp ứng cho nhu cầu khách quốc tế có thể dễ dàng đến Phú Quốc bằng cả đường biển và đường hàng khơng. Vì ngại nhất đối với khách du lịch khi đến Phú Quốc là vấn đề địa lý, nếu nơi đây đáp ứng tốt cho nhu cầu du khách về dịch vụ đi đứng tiết kiệm được thời gian và chi phí thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn, từ đó sẽ góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
- Chính quyền địa phương nên rà sốt lại quỹ đất sạch cịn bao nhiêu để điều chỉnh các dự án kêu gọi đầu tư cho hợp lý, đảm bảo khi nhà đầu tư có nhu cầu thực sự thì các thủ tục về bồ thường, giải phóng mặt bằng khơng gặp khó khăn, tránh trường hợp khi dự án đã được cấp phép thì lại vướng vấn đề tranh chấp vì vậy nhà đầu tư khơng thực hiện được.
Nhóm giải pháp về mơi trường sống
- Giải pháp bảo vệ môi trường và xử lý chất thải
Trước hết cần phải giao cho đơn vị chức năng xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng để nâng cao ý thức và nhận thức bảo vệ môi trường; triển khai kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước; tài nguyên rừng và biển.
Xây dựng cơ chế, chế tài xử lý nghiêm tình trạng vi phạm và làm ơ nhiễm mơi trường nhất là khu đô thị, khu dân cư, các khu resort. Chú trọng xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở lưu trú. Đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ mơi trường; tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về môi trường và những tác động biến đổi khí hậu.
Tiếp tục hồn thiện hệ thống các văn bản về quản lý đất đai; quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2015 - 2020. Xác lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nâng cấp hệ thống trường học, cơ sở y tế đáp ứng được nhu cầu của địa phương
Hiện tại hệ thống trường học tại Phú Quốc đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu giáo dục phổ thông tại địa phương, tuy nhiên về giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề vẫn cịn yếu. Vì giao thơng đi lại tại Phú Quốc đến các trung tâm khác khó khăn vì vậy Phú Quốc nên quan tâm đầu tư hơn cho giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Về cơ sở y tế hiện tại Phú Quốc có hai bệnh viện lớn, trong đó có một bệnh viện tư nhân, tuy nhiên đội ngũ Bác sỹ có tay nghề cao vẫn cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Vì vậy, chính quyền địa phương nên có nhiều chính sách thu hút đội ngũ Y, Bác sỹ có tay nghề cao về phục vụ như hỗ trợ ban đầu về nhà ở, điều kiện làm việc để họ yên tâm làm việc.
- Xây dựng và nâng cấp các khu vui chơi, giải trí
Khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, vì những lĩnh vực này khơng những là điều kiện để tạo ra mơi trường sống tốt hơn mà nó cịn là yếu tố hỗ trợ cho ngành du lịch địa phương phát triển. Du
lịch sinh thái kết hợp với vui chơi, giải trí lành mạnh sẽ tạo nên tính hấp dẫn hơn đối với du khách. Bên cạnh đó về phía ngân sách địa phương cũng cần có sự hỗ trợ để nâng cấp thêm một số khu giải trí nâng cấp nhà văn hóa, nhà hát, các cơng trình văn hóa mang tính chất đặc thù của địa phương như chùa chuyền, khu di tích văn hóa…
- Giữ gìn an ninh trật tự và an ninh quốc phòng
Những địa phương mới phát triển như Phú Quốc thường kéo theo sự gia tăng về tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cướp giật, sự hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ… chính điều này khơng những tạo ra một môi trường không tốt để thu hút nhà đầu tư mà nó cịn gây tâm lý oan man cho du khách khi đến nơi đây. Bên cạnh đó việc giải vấn đề tranh chấp biên giới, tình hình chính trị giữa Việt Nam và Campuchia cũng là một vấn đề cần quan tâm, vì nếu có xung đột xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư. Do đó việc giữ gìn an ninh địa phương và giữ vững tình đồn kết Việt Nam, Campuchia là điều cần thiết mà địa phương cần quan tâm.
Nhóm giải pháp về chính sách
- Chính sách đất đai
UBND tỉnh Kiên Giang cần xin cơ chế giảm đơn giá thuê đất so với giá do Chính phủ qui định để nhà đầu tư nắm thơng tin và tránh rủi ro trong đầu tư; phải có chính sách miễn giảm tiền thuê đất đối với các danh mục đầu tư ưu tiên và không ưu tiên trên địa bàn, tất cả những chính sách này phải được công khai minh bạch đối với mọi người dân doanh nghiệp có nhu cầu.
Cần cụ thể hóa quyền của các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngồi có hoạt động du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Phú Quốc. Ví dụ nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên đảo của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà xưởng và các cơng trình kiến trúc phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ; thuê hoặc mua nhà xưởng, kho bãi xây dựng trên đảo để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; sử dụng có trả tiền đối với các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình dịch vụ tiện ích cơng cộng trên đảo bao gồm: hệ thống đường giao thông, cảng biển, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải và chất thải,… và các dịch vụ chung khác trên đảo theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng; được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác của pháp luật Việt Nam và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.