Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương bảo tồn, tu sửa di tích tại Mỹ Sơn. Vào năm 1978, để phục vụ cho công tác khảo sát, kiểm kê và trùng tu di tích, cơng việc phát quang và tháo gỡ bom mìn đã được tiến hành. Ngày 29 tháng 4 năm 1979 Bộ Văn hóa ra quyết định cơng nhận Mỹ Sơn là di tích “Kiến trúc nghệ thuật”.
Năm 1980 đến năm 1990 với sự hợp tác văn hóa Việt Nam – Ba Lan, cố kiến trúc sư người Ba Lan, Kazimier Kwiakoki (1944 – 1997), nhà trùng tu di tích của PKZ (Cục Bảo tồn DSVH) đã trực tiếp tham gia chỉ đạo về kỹ thuật. Trong suốt 10 năm thực hiện (1980 – 1990), các chuyên gia về trùng tu di tích của Ba Lan với sự trợ giúp về kỹ thuật cùng với cán bộ chuyên mơn của Trung tâm Thiết kế và tu bổ di tích Trung ương và Sở Văn hóa – Thơng tin Quảng Nam – Đà Nẵng đã thực hiện tu bổ - bảo quản khu di tích đền tháp Champa Mỹ Sơn, từ tình trạng một phế tích bị bao phủ bởi cây rừng, di tích này đã được phục hồi lại một phần diện mạo ban đầu của nó.
- Nguyên tắc và các giải pháp áp dụng KHKT trong việc bảo tồn, tu bổ di tích kiến trúc Champa của các chuyên gia Ba Lan đã cơng bố quy trình và các nguyên tắt như sau:
Về nguyên tắt cơ bản của chương trình trùng tu, bảo tồn phải tuân thủ:
“bằng mọi cách duy trì di tích ở hiện trạng, khơng để hư hỏng thêm,bảo lưu đến mức tối đa các giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ… của di tích”. Tiến hành
bảo quản, tu bổ và phục hồi trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn, khoa học. Hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm, tránh không làm sai nguyên gốc. Để thực hiện nguyên tắc trên Chương trình trùng tu này (chương trình trùng tu di tích của các chuyên gia Ba Lan đã được cố KTS Kazimier Kwiakoki công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật số 2 (97)/1991) đã phân định ra từng giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn
Trong giai đoạn này tập trung tìm hiểu, thu thập thơng tin, tư liệu cần thiết về lịch sử, văn hóa Champa, mối quan hệ giữa văn hóa – nghệ thuật Champa và các nền văn hóa nghệ thuật khác ở Đơng Nam Á đồng thời xác định những ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật Ấn Độ cùng vai trò của tư tưởng Ấn Độ giáo trong nghệ thuật Champa. Đồng thời chú ý đến kết quả nghiên cứu, sưu tầm của các học giả người Pháp hồi đầu thế kỷ XX.
Giai đoạn II: Khảo sát hiện trạng
Đây là giai đoạn có tầm quan trọng quyết định. Giai đoạn này khảo sát, lập bảng thống kê, mơ tả tình trạng để đưa ra nhận định các di tích về các di tích bị đe dọa nhất. Việc đạc họa hiện trạng bằng phương pháp Photogrammetry một phương pháp đo vẽ tự động bằng máy được sử dụng trong công tác phục hồi di tích trên thế giới.
Các bản đạc họa được thực hiện bằng máy UMK10/1318 Carl Zeiss Iéna. Vật liệu cảm quan là những kính ảnh ORWO-TO-1 (CHDC Đức) độ nhạy sáng 6 DIN ở ánh sáng ban ngày. Tất cả được đưa vào xử lý ở máy đo vẽ tự động.
Kết quả công việc là đưa ra được các bản vẽ đạc họa bằng máy các mặt đứng, mặt bằng của nhiều Kalan Champa (tỉ lệ: 1:50) cùng những mảng trang trí chọn lọc (tỉ lệ 1:50). Đồng thời với phương pháp Fotogrammetry tình trạng kỷ thuật các di tích cịn được ghi nhận bằng các đạc họa thủ công thông thường và ảnh chụp. tất cả được tập hợp thành hồ sơ hồng chỉnh về di tích.
Giai đoạn III: Gia cố tu bổ
Từ sự phân tích đánh giá hiện trạng, qua đó xá định các biện pháp cụ thể để bảo quản cấp thiết những di tích đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng và triển khai công tác tu bổ chống lại việc hủy hoạt từng phần và toàn bộ. Nhiều biện pháp khác nhau được vận dụng tùy theo tình trạng cụ thể của các di tích. Những Kalan B3, B5, C3, C5,C6, C7 đã được gia cố bằng việc bảo vệ kết cấu bằng các phương pháp thủ công khi tạo ra các đai bê tông cốt thép, các đai này được đặt như các giằng bó giữa những bức tường bị nghiên đem lại sự ổn định cho cả khối tháp.
Giai đoạn IV: Công việc dọn dẹp
Thực chất là những chỗ đổ nát (hậu quả của chiến tranh), phân loại các mảnh trang trí để có thể sử dụng vào cơng tác phục hồi sau này. Mặt bằng tổng thể các nhóm B – C – D, A – A’ được khôi phục. Tất cả các mảnh gạch, đá được phân loại đánh số và vào sổ danh mục. Từ trong đống đổ nát cao hàng chục mét, đã phát lộ lại chân móng của Kalan A1 và những miếu thờ phụ xung quanh. Qua khảo sát và thu thập các hiện vật nằm rải rác xung quanh, và đã tập trung lại trong Kalan D1 dưới hình thức Lapidanium (kho trưng bày).
Giai đoạn V: Phục hồi
Các kết quả phân tích hiện trạng kỹ thuật của các di tích được dùng làm cơ sở cho việc xác định chủ trương và phương pháp phục hồi di tích. Cũng tùy theo từng đặc điểm khác nhau mà được vật dụng bởi các phương pháp vận dụng cho phù hợp. Đó là các phương pháp như sau:
- Phục hồi từng phần: Đặc điểm của phương pháp này là gắn chắp các bộ phận, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hư hỏng tiếp theo và bảo tồn hình dáng chung. Những mảng tường bị rễ cây ăn xuyên gây nức nẻ, có nguy cơ sụp đổ, sau khi dỡ ra, triệt cây cũng được xây dựng phục hồi theo phương pháp này (Kalan B9, C6, C7). Trong quá trình phục hồi đã sử dụng hỗn hợp vữa gồm xi măng – bột gạch – các được dùng để dán các viên gạch lại với nhau.
- Phục chế tương tự các chi tiết trang trí đã mất. trên cơ sở các chi tiết trang trí hiện cịn ở các Kalan và các bản vẽ trước đây của Henry Parmentier đã tiến hành phục chế các chi tiết trang trí. Nguyên tắc là phục chế tương tự, chỉ phục hồi chất liệu hình dáng chung và các đường nét chung và các đường nét cơ bản mà giảm bớt các mơtíp. Các hiện vật phục chế phải dễ dàng phân biệt so với hiện vật gốc còn được bảo tồn.
- Phương pháp ANASTYLOS (tổng hợp từng bộ phận). Đây là phương pháp đã sử dụng chủ yếu ở Mỹ Sơn. Do tác động của bom đạn, nhiều bức tường của các Kalan bị sụp đổ, các mảng trang trí rơi vãi lẫn lọn. căn cứ vào tài liệu, để đưa chúng trở về vị trí nguyên gốc.
Kết quả của quá trình trùng tu
Qua 10 năm thực hiện chương trình dự án, bước đầu một số các cơng trình tháp (Kalan) Champa tại Mỹ Sơn đã được phục hồi từng phần, những hiện vật điêu khắc có giá trị đã được thống kê, khảo tả lập danh mục, những hố bom đạn được sang lấp, tạo các lối đi nhằm giúp cho du khách tham quan di tích được thuận tiện. Bước đầu xây đựng được mối quan hệ và tận dụng được thời cơ học hỏi những kinh nghiệm về trùng tu di tích kiến trúc của các chuyên gia quốc tế tạo tiền đề để phục hồi, trùng tu di tích sau này.
Các đền tháp tiêu biểu tại Mỹ Sơn đã được đo vẽ, đạc họa bằng phương pháp Photogrametry – phương pháp đo vẽ kiến trúc hiện đại bằng máy. Một số đền tháp như B3, B4, B5, B6, C3, C4,C6, C7, D1, D2, D3 đã được gia cố tu sửa theo phương pháp gắn chắp những chỗ đã bị hư hỏng.
Việc phân tích các mấu gạch để xác định độ nung, cường độ chịu lực, hợp chất kết dính là cơ sở để xác định những luận cứ khoa học cho các biện pháp tu sửa sau này.
Có thể nói, sự hợp tác làm việc của các chuyên gia Ba Lan và Việt Nam đã đóng góp rất lớn trong việc đưa Mỹ Sơn trở thành DSVH thế giới.
Để đánh giá kết quả về chương trình hợp tác với Ba Lan về trùng tu di tích Champa tại Mỹ Sơn, Bà Hồ Thi Thanh Lâm, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đã nhận xét:
Suốt 10 năm lăn lọn, gắn bó với Mỹ Sơn, sát cánh với những người bạn Việt Nam, Kazit (tên gọi thân mật của cố kiến trúc sư Kazimier Kwiakoki) đã có những đóng góp khơng nhỏ trong việc bảo quản và tu bổ Mỹ Sơn, trung tâm kiến trúc bật nhất của nghệ thuật Champa đã từng bước hồi sinh, Mỹ Sơn đã được trả lại phần nào diện mạo của nó. [43]
Bên cạnh đó, phương pháp trùng tu của các chuyên gia Ba Lan cũng có những hạn chế nhất định. Những vị trí được xây bổ khuyết gạch bị rêu phong rất nhanh. Các vị trí có chất kết dính là xi măng và gạch, bê tông cốt thép cũng làm cho gạch bung ra. Các hiện vật cần có một khơng gian trung bày với điều kiện tốt hơn, không nên bày hiện vật tại các tháp D1 và D2 nơi lịng tháp có diện tích chật hẹp, điều kiện, phương tiện trưng bày không đảm bảo…