PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DSVH CHAMPA Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2012

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 97 - 100)

CHAMPA Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn

là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển

sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội" [13].

Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”[14, tr. 76].

Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát

triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hố thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thì vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là công việc cần thiết và quan trọng. Đảng ta đã khẳng định: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết dân tộc, là cốt lõi của

bản sắc dân tộc, cơ sở sáng tạo giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống".

DSVH là tài sản, của cải quý báo kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử để lại; là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới. DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng qua hệ thống DSVH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy đầu tư cho việc bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trị của DSVH dân tộc là cơng việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được tiến hành nghiêm túc, kiên trì và thận trọng [21].

Đối với DSVH Champa, cần thiết phải bảo vệ và phát huy giá trị của nó để đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Luật di sản văn hóa đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

sung năm 2009 quy định những nội dung bảo tồn, trùng tu phát huy giá trị như: Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học di tích được chia ra các cấp: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích được xếp hạng đặc biệt.

Đối với khu vực bảo vệ được xác định là:

- Khu vực I gồm di tích và vùng xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng.

- Khu vực II là vùng bao quanh khu vực I, có thể xây dựng cơng trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng khơng làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và mơi trường sinh thái di tích.

Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Với các nội dung như: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, đào tạo, bồi dươngc, trao đổi thơng tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

Ngồi ra, cần tơn trọng các Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ. Các phương án bảo tồn cần vận dụng linh hoạt trên cơ sở tôn trọng tinh thần của các Hiến chương, Công ước quốc tế. Một mặt phương án phải bảo đảm bảo tồn, tối đa các yếu tố nguyên gốc, các giá trị chân xác của di tích; mặt khác cần phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương có di tích, ở đây chính là văn hóa dân tộc Chăm trong truyền thống văn hóa đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Nhằm bảo vệ những di sản kiến trúc Việt Nam nói chung và di sản kiến trúc đền tháp Champa nói riêng, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa đến năm 2020. trong đó có quy định một số vấn đề như sau: Bảo tồn phải

gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan, nhất là các ngành Du lịch, Giao thơng cơng chính, Xây dựng,…Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch pháp triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và tham gia đóng gốp của tồn xã hội trong việc quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và DSVH Champa nói riêng trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng cũng đã được định hướng trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng lần thứ XX.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 97 - 100)