Chăm lo xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị DSVH

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 106 - 108)

quản lý, bảo tồn phát huy giá trị DSVH

Công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa nói chung, quản lý DSVH Champa ở Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng, nguồn nhân lực có vai trị quan trọng trong. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp phát triển văn hóa và hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trong thời kỳ mới cần chăm lo xây dựng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, cán bộ chun mơn về DSVH …

Có thể nói rằng, cán bộ văn hóa ở địa phương muốn hoạt động tốt thì phải hiểu biết về DSVH trên địa bàn, là người tiên phong trong công tác tuyên truyền về giá trị DSVH, đồng thời cũng là người tham gia vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị DSVH ở địa phương. Bên cạnh đó trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn DSVH cần có sự phối hợp tham gia cùng làm việc tạo ra một ê kíp làm việc, từ cán bộ quản lý, cán bộ chun mơn, cịn có chuyên gia và những người thợ trực tiếp trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy, muốn hoạt động bảo tồn và phát huy

giá trị DSVH có hiệu quả thì cần có bộ máy vận hành có hiệu quả đó là cơng việc của một tập thể lao động.

Đối với DSVH Champa, công việc bảo tồn và phát huy giá trị của nó rất cần một bộ máy hoạt động thật sự hiệu quả thì mới cho ra những kết quả khả quan. Như chúng ta đã biết DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng tồn tại đến ngày nay chủ yếu là các cơng trình đề tháp được xây dựng bằng chất liệu gạch và một số tác phẩm điêu khắc chất liệu đá. Việc tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng nên những cơng trình này đến nay vẫn là đang thử nghiệm. Muốn làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa thì cần phải có chiến lược đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý DSVH từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cán bộ có trình độ chun mơn có năng lực quản lý và nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo tồn phát huy giá trị DSVH, có tâm huyết gắn bó với nghề nghiệp, cùng với việc quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn cán bộ có chất lượng cao. Tiến tới việc xúc tiến xây dựng trung tâm nghiên cứu về văn hóa Champa tại Đà Nẵng hoặc Quảng Nam để có điều kiện tốt trong việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tơn giáo - tín ngưỡng, kỹ thuật xây dựng, điêu khắc…. Champa trong lịch sử, từ đó đưa ra các phương án cho việc trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Trong thời gia qua, do sự thiếu đồng bộ, gây nên tình trạng chồng chéo trong quản lý DSVH đã dẫn đến tình trạng tránh né, đùn đẩy cơng việc cho nhau giữa các cấp quản lý, và cấp cơ sở thực hiện. Nghiên cứu xắp xếp tổ chức lại các đơn vị tổ chức quản lý một cách hợp lý, phân cấp quản lý một cách khoa học hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các Ban Quản lý DSVH trên địa bàn thực hiện công việc được tốt hơn nên giao công việc quản lý của Ban Quản lý di tích và Du lịch Mỹ Sơn (hiện nay trực thuộc huyện Duy Xuyên), cho tỉnh Quảng Nam quản lý hoặc thành lập Ban quản lý DSVH Thế giới Mỹ

Sơn trực thuộc tỉnh để nâng tầm quản lý và tạo điều kiện hoạt động tốt hơn trong việc thực hiện các công việc chuyên môn như quản lý các dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di sản của các dự án nước ngoài.

Xây dựng chương trình thu hút nhân tài, có kế hoạch tuyển dụng những sinh viên giỏi trong các hệ thống đào tạo chính quy về chuyên ngành quản lý, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị sản văn hóa. Trong thời gian qua, công việc này đã được thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện, tuy nhiên muốn có hiệu quả thì cần có chiến lược lâu dài hơn để từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ làm cơng tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn nói chung và DSVH Champa nói riêng có điều kiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần thiết xây dựng các chương trình liên kết ngành với nhau như việc liên kết với ngành Du lịch để tạo ra cơ hội phát triển du lịch ở các di tích đền tháp Champa, trong việc trùng tu di tích cần liên kết với các Viện khoa học công nghệ xây dựng, Viện Khảo cổ, Viện Văn hóa nghệ thuật… đây là việc làm cần thiết để đảm bảo cho di dản văn hóa Champa được bảo tồn và phát huy tốt hơn.

Ngoài ra cơ chế làm việc, chế độ đãi ngộ hợp đối với cán bộ, công chức và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vượt bảo tồn DSVH cũng cần được quan tâm hơn nữa để họ phát huy hết khả năng công sức của mình. Có thể áp dụng chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ, công chức là trong ngành bảo tồn di sản tại như thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện…

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 106 - 108)