Nâng cao nhận thức về DSVH và vai trò của DSVH

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 100 - 102)

Muốn bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trước hết cần nâng cao nhận thức hiể biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi người và của toàn thể cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức cho người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn phát hut giá trị DSVH đối với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên, để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội mà vẫn bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước hết là phải quan tâm đẩy mạnh truyền thơng, giáo dục nâng cao trình độ dân trí về bảo tồn và phát huy DSVH. Thông qua các phương tiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, giá trị của DSVH nhất là vấn đề DSVH Champa đã

phát triển rực rỡ, huy hồng trong q khứ. Trên cơ sở có những nhận thức đúng đắn, những người có trách nhiệm, quyền hạn sẽ có những kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa.

Để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay là tăng cường tính năng động sáng tạo, tính thực tiễn của chủ thể lãnh đạo quản lý DSVH Champa, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và DSVH Champa nói riêng. Bên cạnh đó cần tập trung đào tạo chuyên sâu đối với những cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu DSVH Champa để họ có thể đáp ứng được những cơng việc mang tính đặc thù này.

Bên cạnh đó với xu hướng tồn cầu hóa, UNESCO đã cảnh báo về một xu hướng tồn cầu hóa có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa văn hóa của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàng về văn hóa; thế nhưng trong việc bảo tồn tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nếu chỉ khư khư giữ lấy cái vốn cổ truyền mà không biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại thì nền văn hóa đó sẽ khơng phát triển, mà khơng phát triển cũng đồng nghĩa với nghèo nàn. Do đó phải biết tiếp thu văn hóa của các nước khác trên cơ sở lấy bản sắc văn hóa của mình làm gốc, tiếp thu các giá trị khoa học công nghệ - văn hóa hiện đại của thế giới để bổ sung cho những thiếu hụt của văn hóa truyền thống, là cho văn hóa dân tộc phát triển khơng ngừng. Trước những cơ hội và thách thức của tồn cầu hóa, Đại hội X của Đảng đã vạch ra nhiệm vụ kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt

Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [13, tr.106].

Để bảo tồn và phát triển văn hóa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng, mỗi cán bộ, đảng viên, phải tự vươn lên, khơng ngừng học tập để nâng cao trí tuệ, rèn luyện tư duy và phương pháp nghiên cứu, làm việc khoa học, rèn luyện bản lĩnh khoa học và đạo đức của người trí thức trong thời đại mới.

Thực hiện hợp tác giao, lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở đưa cán bộ đi tham quan, học tập, đào tạo ở các nước có nền văn hóa phát triển.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w