Mối quan hệ của bảo tồn và phát huy giá trị DSVH

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 26 - 29)

Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ DSVH và đã trở thành một phức hợp đóng một vai trị chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục và thẩm mỹ... đó là mối tương tác giữa du lịch và DSVH hay nói cách khác là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH.

Công ước quốc tế về du lịch văn hóa đã được thơng qua tại kỳ họp Đại Hội đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999 có nêu:

Bản thân du lịch đã thành một hiện tượng ngày càng phức hợp đóng một vai trị chủ yếu trong các lĩnh vực kính tế, chính trị, xã hội, văn hố, giáo dục và thẩm mỹ. Để thành tựu được mối tương tác có lợi giữa mong đợi và ước muốn của khách tham quan và cộng đồng chủ nhà (hoặc địa phương) có khi là xung đột nhau - là cả một thách đố và một cơ hội.

Di sản thiên nhiên và văn hố cũng như tính đa dạng của các nền văn hố đang tồn tại là những hấp lực to lớn, một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tuỳ thuộc vào du lịch có thể đe doạ tính tồn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm thường ngày của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hố và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp. Du lịch phải đem lại lợi lộc cho các cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một phương thức quan trọng và một động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hoá của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điểu hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện được một ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai. [92]

Bảo tồn và phát huy DSVH luôn gắn liền với nhau. Phát huy sẽ tạo ra các giá trị văn hóa làm lan tỏa và giữ vững được bản sắc của mình. Bảo tồn là căn bản, làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và ngược lại phát huy giúp cho bảo tồn DSVH được tốt hơn, tỏa sáng hơn. Vì vậy, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, để bảo tồn không cản trở sự phát triển, trái lại còn tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là một hoạt động khoa học, đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu, sự phối hợp liên ngành và phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt của công tác bảo tồn DSVH. Trên những nguyên tắc đó, khi giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH cần có sự hiểu biết đầy đủ về nội dung chứa đựng bên trong của từng DSVH cụ thể, cũng như các thuộc tính của DSVH đó. Đồng thời đánh giá toàn diện, nhận định các yếu tố gốc, yếu tố nội sinh, yếu tố ngoại sinh, yếu tố kế thừa của một di sản để từ đó có sự lựa chọn hình thức bảo tồn cho phù hợp. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức coi DSVH không những là cội rễ của bản sắc văn hóa, mà việc bảo tồn và phát huy nó là giải pháp để phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Vấn đề về chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH cũng như chính sách bảo tồn, phát huy DSVH đã được khẳng định tại Nghị quyết hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Nghị quyết nhấn mạnh:

Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

… Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói cũ. Đồng thời hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [10].

Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở gắn với đời sống hiện đại. Hiện đại hóa là tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thơng qua việc hội nhập quốc tế, những tiềm năng giá trị truyền thống mà trước đó vẫn cịn bị khép kín trong biên giới hạn hẹp của quốc gia sẽ được mở cửa. Từ chỗ mở cửa tiếp nhận các giá trị văn hóa từ các nền văn hóa khác. Để khẳng định nền văn hóa của mình, nhiều quốc gia chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tăng cường truyền bá các giá trị văn hóa đó ra tồn thế giới, để nó trở thành tài sản văn hóa chung của tồn nhân loại.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 26 - 29)