Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 111 - 112)

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH có một vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy, về phía Nhà nước cần có một chính sách nhất qn và liên tục trong vấn đề bảo tồn di sản và cần thiết nên xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Để từ đó huy động được sức mạnh của tồn xã hội cũng như sự ủng hộ, đầu tư của các tổ chức nước ngồi góp vào việc bảo tồn các DSVH. Từ đó xây dựng chiến lược bảo tồn DSVH, dĩ nhiên là phải có những cơng trình nghiên cứu khoa học dài hơi và có quy mơ lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

DSVH là bộ phận trọng yếu của nền văn hóa dân tộc. Thái độ ứng xử đối với DSVH nói lên trình độ nhận thức của mỗi quốc gia dân tộc. Điều này, một phần tùy thuộc vào việc xem xét vai trò của DSVH đối với sự phát triển xã hội trong từng thời điểm lịch sử nhất định. Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH hiện nay, ưu tiên cho những di sản có giá trị phụ vụ chính trị là việc làm cần thiết. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế - thời kỳ tồn cầu hóa về văn hóa chúng ta cũng cần tính đến những yêu cầu của sự phát triển đất nước; ưu tiên đầu tư cho những di tích lịch sử văn hóa làm tốt cơng tác phát huy giá trị DSVH trong đó việc thu hút du khách tham quan cũng là một vấn đề cần được tính đến.

DSVH là những sản phẩm vật chất, tinh thần do con người và thiên nhiên sáng tạo ra được sử dụng phục vụ cho đời sống của con người. Việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH cũng là nhằm để phục vụ tốt hơn cho đời sống xã hội. Với xu thế hiện nay, xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng là một vấn đề cần hướng tới. Khi hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH được xã hội hóa thì người dân sẽ có cơ hội làm chủ DSVH do các thế hệ trước để lại, từ đó họ có những đóng góp tích cự hơn và mang lại hiệu quả thiết thực hơn.

DSVH Champa trong thời gian qua đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, trong đó chủ yếu là việc bảo tồn trùng tu những cơng trình đền tháp Champa nhưng chưa thật sự đầu tư nhiều cho các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về DSVH Champa, công tác sưu tầm hiện vật nhất là những tác phẩm điêu khắc có giá trị chưa nhiều. Vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Champa, DSVH văn hóa Champa, nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng đền tháp Champa. Đối với những di chỉ khảo cổ học Champa chúng ta cần có phương án xác định các phạm vi phân bố từ đó lập các dự án lâu dài để khai quật, nghiên cứu khoa học để bảo tồn và phát huy tác dụng.

Trong thời gian tới đề nghị Chính phủ ưu tiên nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đầu tư cho cơng tác bảo tồn DSVH Champa vùng QN-ĐN, trong đó cần chú trọng đầu tư cho cơng tác nghiên cứu, khai quật khảo cổ và sưu tầm, bảo quản hiện vật để phát huy giá trị của DSVH Champa.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 111 - 112)