Tăng cường hợp tác quốctế để bảo tồn phát huy giá trị DSVH Champa

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 104 - 106)

DSVH Champa

Có thể nói rằng, Quảng Nam – Đà Nẵng là địa phương đi đầu trong trong cả nước trong việc hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo tồn và phát huy DSVH trong đó có hợp tác trong lĩnh vực DSVH Champa. Đó là vào những năm 1980 thực hiện Hiệp định Hợp tác giữa bộ Văn hóa Viêt Nam và Bộ

Văn hóa và Nghệ thuật Ba Lan, Tiểu ban Hợp tác Việt Nam – Ba Lan về phục hồi di tích Champa được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu tu bổ các

di tích Champa thuộc các tỉnh miền Trung mà trọng tâm là Mỹ Sơn. Tiếp sau đó là các chương trình hợp tác, tài trợ của một số dự án của tổ chức phi chính phủ như dự án tài trợ của Hội những người yêu tháp Chăm của CHLB Đức, vào những năm 1990. Để giúp đỡ các phương tiện kỹ thuật cho việc nghiên

cứu kiểm kê khoa học các di vật nghệ thuật Champa, Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Hoàng gia Hà Lan đã giúp Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trong việc sử dụng CNTT trong quản lý hiện vật. Năm 2003, Chính phủ Nhật đã thơng qua một khoản tài trợ là 293 triệu yen Nhật (khoảng 2,7 triệu USD) để xây dựng nhà trung bày Mỹ Sơn; năm 2004, Chính phủ Ý đã tài trợ thơng qua UNESCO với tổng kinh phí 812.000 USD. Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, năm 2005, Quỹ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tài trợ cho Bảo tàng 32.000 USD để sưu tầm hiện vật về lễ hội Katê của người Chăm và một số tài trợ khác của chính phủ Pháp…

Có thể nói rằng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về DSVH. DSVH Champa ở Quảng - Nam Đà Nẵng đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức nước ngồi. Đây chính là sự giao lưu hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, bên cạnh việc đem về một lượng tài chính cho địa phương ngồi ra cịn thúc đẩy sự giao lưu, văn hóa, làm cho cái đúng, cái tốt đẹp, cái hợp lý của nền văn hóa hịa nguyện vào nhau để hiểu biết, chia sẽ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nền văn hóa trên thế giới. Từ đó nâng cao được giá trị văn hóa truyền thống vừa khắc phục được cái lạc hậu lỗi thời, bổ sung được cái hay, cái tốt, cái mới…

Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DSVH Champa, nhất là việc tranh thủ các dự án tài trợ của các tổ chức cá nhân, tổ nước ngoài như dự án hợp tác Việt Nam - Ấn Độ về việc trùng tu Mỹ Sơn; Quỹ Đại Sứ quán Hoa Kỳ tài trợ cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (đang xúc tiến), và một số dự án khác … nhằm tranh thủ về khả năng tài chính để phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa.

Ngoài ra, để phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Champa, cần thiết có những cuộc triển lãm tại các nước trên thế giới nhằm giới thiệu đến công chúng quốc tế về một nền nghệ thuật điêu khắc độc đáo khơng kém gì các nền văn hóa phát triển rực rỡ trên thế giới trong lịch sử.

Đối với các cuộc triển lãm như thế này có thể thơng qua một sự kiện hoặc tổ chức tuần văn hóa Champa ở nước ngồi hoặc tổ chức triển lãm quốc tế như bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã tham gia triển lãm tại Cộng hòa Áo và Bỉ năm 2004, trưng bày tại Mỹ năm 2008, đáng chú ý là năm 2005, Bảo tàng Guimet – Cộng hòa Pháp đã mượn 58 hiện vật điêu khắc đá độc đáo của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và Khu di tích Mỹ Sơn đưa đi triển lãm và đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với du khách xem triển lãm.

Bên cạnh những hình thức giao lưu văn hóa chúng ta nên tranh thủ sự hợp tác đó để tạo điều kiện gửi các bộ chun mơn làm công tác trong lĩnh vực DSVH Champa qua các nước phát triển để họ có thể học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực bảo tồn - bảo tàng, tiếp cận, nâng cao trình độ để phục vụ công việc được tốt hơn cho địa phương sau này.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w