Kể từ năm 1997 nhóm chuyên gia người Italia kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khảo cổ học và trùng tu dưới sự bảo trợ của UNESCO và nguồn tài trợ của Bộ ngoại giao Italia. Dự án này bắt đầu bằng chuyến thăm Mỹ Sơn lần đầu tiên của Patrizia Zolese và Mauro Cucarzi thuộc Viện Lerici vào tháng 4 năm 1997, theo đề nghị của Richard Engelhardt, Cố vấn tối cao về văn hóa Châu
Á - Thái Bình Dương của UNESCO (Bangkok) và Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục DSVH Việt Nam. Mục tiêu là đề ra một dự án nghiên cứu sơ bộ nhằm bảo vệ Mỹ Sơn với ý định đề cử Mỹ Sơn trở thành DSVH thế giới [2].
Với nhiệm vụ này, có nghĩa rằng tồn bộ khu di tích Mỹ Sơn cần phải được xem xét một cách tổng thể với quan tâm thích hợp tới các vấn đề đa dạng như khảo cổ học, tôn tạo, bảo vệ mơi trường và quản lý nó… Để Mỹ Sơn trở thành DSVH thế giới. Trong quá trình thực hiện dự án, được xác định phân kỳ thực hiện theo cấp độ ưu tiên như sau:
- Ưu tiên 1: Dị mìn, khu vực phía Bắc và phía Nam khu di tích - Ưu tiên 2: Ngăn chặn sự tàn phá của lũ tụt
- Ưu tiên 3: Nghiên cứu khảo cổ học - Ưu tiên 4: Gia cố, tôn tạo, trùng tu - Ưu tiên 5: Quản lý và duy trì - Ưu tiên 6: Xây dựng bảo tàng
Vào năn 1997 dự án của Italia đã bắt tay vào thực hiện ưu tiên 2 – 5. Và từ đó dự án bảo tồn Mỹ Sơn của Italia đã trải qua các giai đoạn sau:
1997 – 2001: Dự án được thực hiện bởi sự phối hợp giữa UNESCO – Việt Nam – Italia về việc nghiên cứu, chuẩn bị và khảo sát. Kinh phí do Bộ Ngoại giao Italia tài trợ.
2003 – 2007: Giai đoạn một của Dự án bảo tồn nhóm tháp G, Mỹ Sơn của UNESCO. Kinh phí do Bộ Ngoại giao Italia, Quỷ Di sản toàn cầu và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tài trợ.
2008 – 2009: Giai đoạn hai của Dự án bảo tồn nhóm tháp G, Mỹ Sơn. Kinh phí do Bộ Ngoại giao Italia và UBND tỉnh Quảng Nam tài trợ.
Các phương pháp và các thức tiến hành:
Dự án này tập trung vào hai nhóm tháp F và G, được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến 12 và từng bị bom đạn vùi lấp hoặc thời tiết khắc
nghiệt làm hư hại khá nặng nề. Dự án đã tập trung vào các công tác điều tra địa chất - địa vật lý, đo vẽ kiến trúc và đề xuất giải pháp chống đỡ, tiến hành khảo cổ. Trên cơ sở đó, nhóm cơng tác sẽ đề xuất biện pháp gia cố, phục hồi và bảo tồn ở dạng nguyên trạng, không gây sụp đổ thêm và từng bước gia cố, tái định vị từ các vật liệu rơi đổ. Bên cạnh các nhà khảo cổ học, cịn có nhiều chun gia kiến trúc, nghiên cứu vật liệu, địa vật lý, chuyên gia về ngôn ngữ sancrit... làm việc hết sức tỉ mỉ, khoa học. Các nhà nghiên cứu Ý cũng đã tìm hiểu về đặc trưng các loại vật liệu xây dựng, chất kết dính từ các loại dầu thực vật của Việt Nam và đã có phương án trùng tu nhóm tháp G bằng phương pháp mài chập những viên gạch lại với nhau và có chất kết dính bằng nhựa thực vật [2].
Một số nhận định ban đầu:
- Chương trình trùng tu của các chuyên gia Italia tại Mỹ Sơn được thực hiện một cách cẩn trọng và có sự phối hợp mang tính liên ngành, đa ngành, áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào việc thí nghiệm, nghiên cứu, trùng tu bước đầu đã có kết quả khả quan. Trùng tu kết hợp với khảo cổ học tiến hành thực hiện tại các tháp G1, G2, G3, G4.
- Trải qua nhiều bước tiến hành như phát quang, khai quật khảo cổ thu nhặt hiện vật, định vị, trùng tu… đã từng bước định vị lại nguyên trạng di tích. Các tháp G1, G2, G3, G4 cũng đã được phát lộ; những tường bao, tường tháp bị xê lệch được kè chống cố định. Bên cạnh đó, hàng trăm hiện vật được phát hiện, đo vẽ, khảo tả xây dưng hồ sơ hiện vật phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày. Trong quá trình nghiên cứu, việc tìm ra chất kết dính tường tháp bằng nhựa thực vật (nhựa câu dầu rái), việc phân tích tìm ra cơng thức và các thành phần hợp chất của gạch Champa để hồn thiện quy trình sản xuất vật liệu gạch thay thế là một bước đột phá mới trong cơng việc trùng tu. Đây là vấn đề đóng vai trị cốt lõi, từ đó mở ra hướng mới
trong việc bảo tồn trùng tu các tháp Champa không chỉ ở Mỹ Sơn mà còn nhiều nơi khác. Phương pháp và kỹ năng trùng tu kiến trúc Champa theo những nguyên tắc và quy chuẩn quốc tế như lập hồ sơ và lưu lại các dữ liệu liên quan trước khi tiến hành can thiệp vào di tích, nghiên cứu các hồ sơ tài liệu về các biện pháp can thiệp vào di tích… Những yếu tố trên góp phần tạo sự thành cơng của chương trình dự án.
- Về mặt hạn chế:
Qua thời gia chưa lâu nhưng gạch đã bị bong vữa bề mặt ngoài, một số mảng mới trùng tu bị bạc màu do q trình muối hóa.
Dự án mang tính khảo nghiệm trong việc thuyết minh và đào tạo ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn trùng tu các kiến trúc, đặc biệt là gạch đá còn nhiều bất cập.
Quá trình trùng tu cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm như gạch bị mài quá sâu dẫn đến lõi gạch bị lộ ra ngồi với màu sắc khơng đồng nhất gây mất tính thẩm mỹ của cơng trình kiến trúc, chưa đạt theo nguyên trạng các tường tháp Chăm.