TIỂU KÊT CHƯƠN G

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 93 - 94)

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã được các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Những di tích, cơng trình đền tháp Champa như Bàng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ, Đồng Dương được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia, hằng năm đều được cấp kinh phí cho cơng tác bảo tồn và phát huy. Các phế tích Champa trên địa bàn cũng được địa phương quan tâm khảo sát, thống kê, xây dựng hồ sơ khoa học để khoanh vùng bảo vệ. Công tác khai quật khảo cổ, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật tiếp tục được phát huy. Việc áp dụng KHKT trong công tác trùng tu của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế đã phần nào làm sáng tỏ vấn đề bí ẩn của chất kết dính trong xây dựng đền tháp Champa.

Tại khu di tích Mỹ Sơn, từ năm 1975 đến nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH luôn luôn sôi động. Các chuyên gia bảo tồn trong nước cũng như quốc tế thường xun có chương trình làm việc tại đây như Trung tâm tu bổ di tích Trung ương, Viện khoa học cơng nghệ, Viện khảo cổ, Văn phịng UNESCO tại Hà Nội… bên cạnh đó, các dự án của các tổ chức nước ngồi cũng góp phần khơng nhỏ trong công tác bảo tồn di sản.

Tuy nhiên trong cơng tác bảo tồn trùng tu DSVH khó có thể đạt được những kết quả tốt đẹp nhất. Nhưng qua những việc đã thực hiện cho thấy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng có những biến chuyển tích cực cần tiếp tục phát huy để góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Chương 3

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 93 - 94)