Công tác bảo tồn DSVH Champa trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng thời gian qua.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 62 - 70)

Đà Nẵng thời gian qua.

Trên đất nước ta, dân tộc Chăm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã để lại cho dân tộc và nhân loại những DSVH vô cùng q giá. Đó là những cơng trình đền tháp Champa – bí ẩn về kỹ thuật xây dựng, đó là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo – là những bảo vật quốc gia, đó là những văn tự cổ (bia ký) xuất hiện thuộc vào loại sớm nhất khu vực Đông Nam Á…

Trong những năm qua, các đền tháp Champa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ chống xuống cấp thể hiện ở các dự án bảo tồn di tích như việc trùng tu di tích tại Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam, nhóm tháp Dương Long, tháp Đôi, tháp Cánh Tiên tỉnh Bình Định, Tháp Bà Po Naga – Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tháp Hòa Lai, tháp Po Klong Giarai, tỉnh Ninh Thuận… với kinh phí lên đến hàng chục tỉ đồng và các dự án của các tổ chức nước ngoài tài trợ như của Ba Lan, Italia, Nhật Bản, Pháp…

Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, vấn đề bảo tồn DSVH, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo tồn DSVH Champa được chính quyền địa phương quan tâm. Có thể nói rằng từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu của thế kỷ XX, các học giả người Pháp đã chú ý đến việc bảo tồn DSVH Champa trong đó phải kể đến việc phát hiện và khai quật khu di tích Mỹ Sơn, Đồng Dương và một số phế

tích ở vùng này. Phần lớn các hiện vật đã được họ đưa về trưng bày tại Le Jardin de Tourane (vườn hoa thành phố Tourane, tên gọi củ của thành phố Đà Nẵng ngày nay) và xây dựng nên bảo tàng Henry Parmentier (tên của nhà khảo cổ học người Pháp, hiện nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng).

Sau khi đất nước được thống nhất, năm 1975 vùng Quảng Nam – Đà Nẵng được xác lập thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1975 – 1996); trong thời gian này, với nhiều hoạt động về bảo tồn, tôn tạo DSVH Champa được chú ý trong đó phải kể đến là việc tiếp nhận dự án về bảo tồn di tích với sự giúp đỡ về chuyên môn của Ba Lan từ năm 1981 đến việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu di tích Mỹ Sơn là DSVH thế giới.

Năm 1996 Quảng Nam – Đà Nẵng tách riêng thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trưng ương. Thì việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa của mỗi đơn vị cũng được duy trì và phát huy.

Quảng Nam hiện có hơn 200 di tích cấp tỉnh, 49 di tích cấp quốc gia, trong đó khu Đơ thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là DSVH thế giới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng trên 20 cơng trình đền tháp và các dấu vết phế tích tháp Champa. Đối với loại hình các di tích, phế tích Champa này, từ sau chương trình hợp tác với Ba Lan đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về việc tu bổ, gia cố tháp Champa, chưa có sự thống nhất về quan điểm trùng tu.

Về công việc bảo tồn DSVH tại tỉnh Quảng Nam sau khi vừa tái lập tỉnh năm 1997, Bảo tàng Quảng Nam xây dựng nhà trưng bày một số hiện vật phát hiện tại khu di tích Chiên Đàn vừa phát thiện tại đây. Đến năm 2000, cũng tại di tích này, Bảo tàng Quảng Nam đã khai quật và phát hiện một nền móng của phế tích và thu thập được nhiều hiện vật quý đã làm phong phú cho kho tàng DSVH Champa tại Quảng Nam.

Để nghiên cứu bổ sung một số vấn đề như địa chất, thủy văn, mơi trường, tìm kiếm các phế tích cịn chơn vùi dưới lòng đất, lập bản đồ hiện trạng, khu vực một cách chính xác… Bộ Văn hóa – thơng tin đã hợp tác với Lerici Foundation (Italia) thực hiện dự án Thông tin Địa lý GIS (Geographic Information System) tại Mỹ Sơn từ tháng 3 năm 1999. GIS là hệ thống quản lý thông tin không gian được phát triển trên cơ sở cơng nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mơ hình hóa, phân tích và miêu tả nhiều loại dữ liệu. Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GIS để định vị một các chính xác các điểm trong khu di tích. Mục tiêu của dự án này còn khảo sát Mỹ Sơn bằng phương pháp Địa – khảo cổ học, nghiên cứu sự thay đổi trong khu vực do tác động của tự nhiên và con người. Kết thúc dự án các nhà khoa học đã cơ bản lập được bản đồ địa hình, vị trí phân bố của các cơng trình kiến trúc và các phế tích trong thung lũng Mỹ Sơn một cách chính xác, theo dõi tình trạng bảo tồn của các tháp, sự tác động của tự nhiên như mưa, lũ, độ ẩm, cây cỏ mọc trên tháp cùng những tác động tiêu cực của con người đối với di tích… từ đó đề xuất một biện pháp bảo quản cấp thiết cũng như cách quản lý bảo vệ, bảo quản khu di tích.

Đầu tháng 11 năm 2000, Bảo tàng Quảng Nam đã thám sát chân tháp Khương Mỹ, để chuẩn bị cho việc thiết kế tu bổ khu tháp. Kết quả đã phát lộ một hệ thống trang trí chân tường bằng sa thạch được chạm trổ công phu; phần chân tường này đã bị vùi lấp hàng trăm năm nay. Hiện nay Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam đang chuẩn bị triển khai dự án tu bổ nhóm tháp này.

Được phép của Bộ Văn hóa – Thơng tin, vào tháng 2 năm 2002 Bảo tàng Quảng Nam đã khai quật phế tích An Phú, phế tích này cách khu Chiên Đàn khoảng 500 m theo đường chim bay. Đây là một kiểu nhà dài, có mặt bằng hình chữ nhật, loại hình kiến trúc này hiện nay cịn lại rất ít và hầu như

khơng cịn ngun vẹn. Xét về mặt tổng thể phế tích An Phú có mối liên hệ với khu tháp Chiên Đàn.

Tháng 6 năm 2002, được sự tài trợ của American Express Company, Trung tâm Bảo tồn Di sản – Di tích Quảng Nam đã phối hợp với Viện Khảo cổ học thực hiện dự án khai quật Khe Thẻ; kết quả đã phát hiện được 216 hiện vật bằng sa thạch, và một số đồ đất nung, gốm sứ. Tháng 8 năm 2005, dự án được tiếp tục thực hiện, các nhà khảo cổ đã tìm thấy thêm 235 hiện vật đá trong các hố khai quật, cạnh Mandapa D1 và D2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy khu này có nhiều khả năng có một vài cơng trình kiến trúc đã bị sụp đổ từ lâu.

Để tìm ra những phương pháp phù hợp cho việc tu bổ tơn tạo và phát huy giá trị di tích Mỹ Sơn, vào tháng 3 năm 2003, Bộ Văn hóa – Thơng tin và Ủy ban UNESCO Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn và Hội An. Các nhà khoa học tham gia hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến về việc trùng tu và kết hợp giữa khai thác du lịch với bảo tồn di tích.

Được sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản, tháng 3/2005, Nhà trưng bày, giới thiệu, nghiên cứu khu di tích Mỹ Sơn đã được khánh thành và đưa vào phục vụ khách tham quan.

Để định hướng bảo tồn, Di sản thế giới Mỹ Sơn một cách bền vững, lâu dài và có hiệu quả, Sở Văn hóa – Thơng tin Quảng Nam đã phối hợp với Viện Bảo tồn di tích thuộc thuộc Bộ Văn hóa – Thơng tin lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn và dự thảo Điều lệ Quản lý quy hoạch chi tiết khu vực di tích Mỹ Sơn trình UBND tỉnh. Dự án đề ra mục tiêu đến năm 2020 phạm vi nghiên cứu bao gồm tồn bộ khu di tích Mỹ Sơn và vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến khu di tích.

Một số dự án hợp tác giữa Việt Nam – UNESCO và Italia đã và đang thực hiện tại Mỹ Sơn như dự án “Bảo tồn, tu bổ cấp thiết, một số hạng mục

thuộc khu đền tháp Mỹ Sơn”, Bảo tồn DSVH Thế giới Mỹ Sơn – Đề cử và đào tạo việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn DSVH thế giới ở các cơng trình kiến trúc nhóm tháp G - Mỹ Sơn.

Năm 2011, nhằm xây dựng một chiến lược quản lý du lịch tại khu di sản và một kế hoạch hành động cụ thể nhằm phát huy các giá trị khu di sản thơng qua phát triển du lịch văn hóa bền vững, đảm bảo phát triển du lịch góp phần bảo tồn di sản, và phát huy bản sắc văn hóa cũng như kích thích sự cải thiện cảnh quan mơi trường và phát triển kinh tế địa phương. Ban Quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn đã lập kế hoạch quản lý và phát triển du lịch ở Khu DSVH thế giới Mỹ Sơn giai đoạn 2011 – 2015. Đây cũng là kế hoạch dựa trên cơ sở quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 – 2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác bảo tồn di sản văn hoá, Bảo tàng Đà Nẵng đã thực hiện một số chương trình dự án hợp tác với các tổ nước ngồi nhằm xây dựng hiện đại hóa bảo tàng.

Năm 2002 Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiếp nhận dự án tài trợ của EFEO về vệc bảo quản hiện vật điêu khắc đá. Và từ đó tại Đà Nẵng về cơ bản đã xây dựng được một xưởng phục chế những hiện vật chất liệu đá đáp ứng cho việc tu sửa, bảo quản các tác phẩm điêu khắc đá Champa tại Đà Nẵng và một số hiện vật tại khu di tích Mỹ Sơn.

Ngày 2 tháng 10 năm 2004 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp, Jacques Chirac trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEM5. Đã ký kết thoả thuận tài trợ cho 5 bảo tàng ở Việt Nam nhằm "Phát huy giá trị di sản bảo tàng" (Dự án FSP) nhằm có những biện pháp để gìn giữ và phát huy giá trị cho nền nền văn hố gồm có các bảo tàng: Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp.HCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Tp.HCM, Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà

Nẵng. Dự án đã giúp đỡ thực hiện các hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ chuyên môn và thực hiện những dự án trùng tu, hỗ trợ trang thiết bị bảo tàng và kỹ thuật và nguồn tư liệu; đào tạo cán bộ và kỹ thuật viên của các bảo tàng trong các lĩnh vực bảo tàng học, nghiên cứu sưu tập, nghiên cứu thực địa và tài liệu, thông tin tuyên truyền, quan hệ với cơng chúng… và từ đó, hai phịng trưng bày hiện vật điêu khắc Champa tại Đà Nẵng được thiết kế trưng bày với kỹ thuật hiện đại đã được các nhà chuyên môn trong lĩnh vực di sản văn hoá đánh giá cao.

Đà Nẵng là một vùng không kém phần quan trọng đối với vương quốc cổ Champa, là vùng phụ cận của kinh thành Trà Kiệu (cách Trà Kiệu khoảng 40Km về hướng Nam), nên các cơng trình đền tháp Champa tại đây về quy mơ sẽ khơng kém gì các nhóm đền tháp Chiên Đà, Khương Mỹ hay Bàn An của Quảng Nam. Nhưng có một điều đáng tiết là các cơng trình đó đến nay đã trở thành phế tích; và những gì cịn lại là một số hiện vật được tìm thấy tại các hang động trong quần thể di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn hay các phế tích Quá Giáng, An Sơn, Khuê Trung, Cấm Mít…

Trong một thời gian dài từ khi chia tách Quảng Nam và Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính khác nhau, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Champa ở Đà Nẵng chủ yếu là các các hoạt động tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Từ năm 2011 đến nay thì vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố Champa được chú ý; đó là việc phát hiện và khai quật khu phế tích Phong Lệ, tổ 3, phường Hồ Thọ Đơng, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Qua kết quả sơ bộ khai quật địa điểm này các nhà khảo cổ học đánh giá Phong Lệ là một trong những cơng trình đền tháp Champa có quy mơ lớn so với các cơng trình đền tháp Champa trong khu vực và tiến hành xúc tiến việc lập hồ sơ xếp hạng di tích và lập kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này.

Trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố nói chung và di sản văn hố Champa nói riêng, đang được quan tâm đó là việc tiến hành thống kê các di sản văn hố trên địa bàn Đà Nẵng trong đó có di sản văn hoá Champa và gần đây là một đề tài cấp thành phố về việc nghiên cứu, thống kê, lập bản đồ di tích Champa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được triển khai.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 3562/BVHTTDL - DSVH gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam về việc ứng dụng cơng nghệ KHKT trong việc xử lý, phục hồi chăm sóc và bảo vệ di tích tháp Champa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo các nhà nghiên cứu, các tháp Champa ở nước ta hiện nay đều là phế tích kiến trúc và ở trong tình trạng kỹ thuật khơng mấy lạc quan. Theo đó, việc bảo tồn các tháp này đang đặt ra nhiều thách thức. Cho đến nay, việc bảo vệ các tháp Chăm vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, gia cố chống xuống cấp, tái định vị các cấu kiện và phòng chống các nguy cơ xâm hại từ tự nhiên…

Trước nhu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của di tích tháp Champa trên địa bàn tỉnh, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã đề xuất phương án ứng dụng KHKT trong việc xử lý, phục hồi chăm sóc và bảo vệ di tích tháp Champa trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tiếp nhận đề nghị này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã có ý kiến chỉ đạo: xét về nguyên tắc, việc áp dụng KHCN hay chất liệu mới trong bảo quản, tu bổ di tích cần phải được thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác, duy trì được tính tồn vẹn và sự bền vững của di tích. Hiện tại, đền tháp Champa là một loại hình di tích đặc biệt, trong cơng tác bảo quản, tu bổ có những vấn đề phức tạp về kỹ thuật chưa giải quyết được. Do đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cần cân nhắc thận trọng việc ứng dụng công nghệ Nano để bảo quản tháp Champa.

Trước mắt, phải tiến hành thí nghiệm dùng cơng nghệ này để tiến hành bảo quản trên khối xây phục chế và một số thành phần kiến trúc Chăm ít giá trị nghệ thuật, như tường bao, vật liệu đã bị di chuyển khỏi vị trí gốc, sau đó báo cáo kết quả nghiên cứu để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.

Ngày 16/10/2012, Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc Chăm trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế" tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Tham dự Hội thảo có các nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam và Nhật Bản, cùng đông đảo những người quan tâm về DSVH Chăm. Tại Hội thảo, qua các báo cáo khoa học và các ý kiến trao đổi, thảo luận, các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định, văn hóa của dân tộc Chăm vô cùng đặc sắc, phát triển rực rỡ ở khu vực Đông Nam Á, lan tỏa mạnh đến những địa vực xa hơn và có đóng góp lớn vào việc hình thành nền văn hóa Việt Nam đa sắc màu

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 62 - 70)