DSVH Champa ở miền Trung Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 36 - 39)

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, văn hóa Champa là một phần văn hóa độc đáo và đặc sắc. Những nét độc đáo và đặc sắc đó được thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng gạch, các pho tượng bằng đá, các lễ hội văn hóa cổ truyền, các điệu múa apsara, các loại nhạc cụ, các làng điệu dân ca… đó là những giá trị vật chất và tinh thần là hệ thống của DSVH Champa.

Có thể nói, DSVH Champa là tổng thể những sản phẩm vật chất và tinh thần mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ với biết bao điều bí ẩn. DSVH Champa đã để lại những cơng trình đền tháp hồnh tráng, huyền diệu với những phong cách nghệ thuật độc đáo, từ những di vật, bảo vật mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Những cơng trình đền tháp Champa đã đạt đến trình độ về kỹ thuật và thẩm mỹ cao được thế giới biết đến.

Khi đề cập tới đền tháp Champa, nhà nghiên cứu mỹ thuật phương Đông B. Groslier nhận xét: “Về cấu trúc, các tháp Champa đẹp hơn các đền

tháp Khơme” và nguyên nhân tạo nên vẻ đẹp của tháp Champa, theo B.

Groslier: “chắc chắn là do họ giữ được ý thức về chất liệu và biết tơn trọng

bản chất của nó; trong khi đó, người Khơme có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào, rồi chạm khắc lên đó. Nghệ thuật kiến trúc Champa cân bằng, có nhiệp độ và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Champa có vẻ đẹp khơng thể bỏ qua” [18, tr 16].

Không phải cho đến bây giờ các nhà khoa học mới khâm phục trước tài nghệ xây dựng bằng vật liệu gạch của người Champa cổ mà ngay từ những thế kỷ V – VI, sử liệu Trung Quốc đã phải công nhận người Champa là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch. Nhưng cho đến

hôm nay, kỹ thuật xây dựng tháp Champa vẫn cịn là một điều bí ẩn đối với khoa học kiến trúc thế kỷ XX.

Nhìn chung với tri thức khoa học cũng như áp dụng thành tựu của KHKT; cùng với sự điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc, chúng ta đã phần nào làm rõ được một số những bí ẩn của những cái huyền thoại về đền tháp Champa. Tuy chưa thể khẳng định một cách hồn tồn chính xác nhưng chúng ta cũng phải cơng nhận rằng người Champa xưa quả là những người thợ tài ba trong việc xây dựng những cơng trình đền tháp của mình – đó là những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc có một sắc thái, một vẻ đẹp riêng trong khu vực Đơng Nam Á. Tuy những cơng trình này cịn lại khơng nhiều nhưng chúng vẫn có một vị trí xứng đáng trong kho tàng nghệ thuật kiến trúc cổ của Việt Nam và của thế giới.

Về DSVH phi vật thể Champa là sự bản địa hóa trên cơ sở hội tụ nhiều tín ngưỡng, tơn giáo, nghệ thuật, phong tục lễ hội… Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á với những sắc thái riêng độc đáo đậm đà. DSVH phi vật thể Champa là những sản phẩm tinh thần mang giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, nghệ thuật Champa được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức dân gian, luật tục, lối sống, nề nếp, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục Champa [59, tr 39]. Nếu DSVH vật thể Champa là một tổng thể các giá trị hữu hình được sáng tạo, tích hợp và bảo lưu qua nhiều thế hệ, thì DSVH tinh thần tương ứng lại là một dịng chảy ẩn mình trong tâm thức cộng đồng, trong tơn giáo tín ngưỡng, trong văn học nghệ thuật và trong văn hóa con người. Người Champa có tiếng nói và chữ viết riêng thuộc loại sớm nhất Đơng Nam Á, người Chăm có lễ hội truyền thống có khá đầy đủ các loại hình nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…), có nhiều ngành nghề truyền thống (dệt thổ

cẩm, đồ gốm sứ) và đội ngũ nghệ nhân tài ba - điều mà không phải bất kỳ quốc gia nào trong khu vực cũng hội tụ đầy đủ được.

Tôn giáo và tín ngưỡng được xem là hai thành tố cơ bản chi phối và tác động rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Hầu như trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Champa đều in dấu ấn sâu sắc của tơn giáo lớn Ấn Độ đã được phủ lên mình những tín ngưỡng tơn giáo bản địa. Người Champa có đời sống tơn giáo – tín ngưỡng rất phong phú đa dạng cấu thành nên nền văn hóa Champa, được thể hiện trong DSVH vật thể và DSVH phi vật thể Champa. Nghệ thuật điêu khắc Champa hầu như được gắn liền với tín ngưỡng tơn giáo mà chủ đề của nó ln xoay quanh những câu chuyện thần thoại Ấn Độ hay được lấy từ trong thế giới niềm tin tơn giáo Ấn Độ giáo. Khu di tích Mỹ Sơn được coi như là thánh địa; nhiều đền thờ các thần Ấn giáo mà chủ yếu là Siva giáo là một trong những điều rõ nét nhất. Đối với những tác phẩm điêu khắc là một biểu tượng, biểu trưng có ý truyền tải được thông điệp từ một hệ thống tôn giáo hay từ kho tàng văn hóa của dân tộc. Nó phản ánh về tư duy trừu tượng, từ vấn đề tâm linh huyền bí siêu nhiên đến vấn đề thực tế đời thường. Người Champa xưa đã tạo ra những cơng trình đền tháp để thờ các vị thần linh hoặc là thờ tổ tiên của họ. Nhưng phần quan trọng và thiêng liêng nhất là phải kể đến hệ thống các tượng thờ. Rất nhiều tượng của các vị thần dưới nhiều dạng khác nhau được tạc để thờ phụng. "Qua các sử liệu Trung Quốc, như Tống thư cho biết, năm Nguyên gia thứ

23 (446) thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đã phá các đền đài, nấu các bức tượng vàng của Lâm Ấp (tiên gọi của vương quốc Champa) thành thỏi được 100 ngàn cân" [16, tr, 355]. Nam Tề thư và Lương thư còn cho biết, Đàn

Hòa Chi lâm bệnh và chết vì đã thấy các vị thần của người Mandi (người Champa) đến hại ông.

Mặc dù số lượng không nhiều nhưng bia ký Champa là một trong những nguồn tài liệu quý giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, tơn

giáo và nhiều mặt khác thuộc đời sống văn hóa của người Champa xưa. Qua kết quả cơng bố của các nhà nghiên cứu cho biết bi ký Champa là loại cổ nhất ở Đông Nam Á. Bia khắc bằng chữ Phạn (Sankrit) tìm thấy ở Võ Cạnh – Nha Trang có niên đại (thế kỷ II – IV). Ngồi ra, bia Đơng n Châu (thế kỷ VI) là loại văn khắc bằng chữ thổ ngữ (chữ Champa cổ). Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Chăm có 65 ký hiệu, trong đó có 41 chữ cái, (6 nguyên âm và 35 phụ âm) và 24 chân chữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (akhar thrah) của Ấn Độ [6, tr 312-322].

Hiện nay, loại chữ thảo là loại chữ mà người Chăm hiện còn dùng và E. Aymonier và A. Cabaton sử dụng để biên soạn từ điển Chăm – Pháp vào năm 1906 [17 , tr. 404].

Đối với DSVH phi vật thể của vương quốc Champa xưa đã được người Chăm chủ yếu là người Chăm hiện nay sống ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn cịn bảo lưu trong đời sống cộng đồng như các lễ nghi, lễ hội, phong tục… Về lễ hội, Champa có cơ cấu đa dạng và phong phú, thể hiện ở tất cả các loại hình: Lễ hội tơn giáo tín ngưỡng, lễ hội phong tục, lễ hội dân gian, lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử…

Một nhà nghiên cứu rất có lý khi cho rằng: "Văn hóa Champa mà mất đi

bóng dáng của những đền tháp uy nghi thì coi như tàn lụi; mà mất đi những lễ hội truyền thống thì coi như đã mất hết những sinh khí sống" [3, tr. 47-51].

Ngày nay, khi nói về DSVH Champa ở miền Trung Việt Nam tức là nhắc tới những cơng trình được xây dựng bằng gạch có niên đại hàng nghìn năm nhưng vẫn tồn tại, đứng vững cùng với thời gian. Đó là những tác phẩm điêu khắc bằng đá được lưu giữ tại các bảo tàng và tại các di tích và các giá trị di sản phi vật thể như nghi lễ, lễ hội, các làng nghề truyền thống…và tất cả đã xây dựng nên nền văn hóa Champa góp phần vào bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 36 - 39)