Nam – Đà Nẵng
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quản lý, khai thác và phát triển các giá trị DSVH của các dân tộc trên đất nước ta tạo ra sự thống nhất trong đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các DSVH. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: "DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của
Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại" [11].
Để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, các hoạt động văn hóa cần phải tạo ra những động lực, những tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Muốn làm được điều này, trước hết phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị văn hóa, về truyền thống lịch sử và về sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung. Trong đó, việc bảo vệ, phát huy các DSVH là một trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược.
Quảng Nam - Đà Nẵng là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch ở khu vực miền Trung và của cả nước với sự phong phú đa dạng của các DSVH kể cả DSVH vật thể và phi vật thể, là vùng đất có nhiều di chỉ khảo cổ học đã chứng minh cho sự tồn tại kế tiếp nhau của cư dân các nền văn hóa cổ như văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Trong lịch sử, vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng là một trung tâm chính trị - văn hóa - tơn giáo của vương quốc Champa với Kinh đô Simhapura (Trà Kiệu), Phật viện Đồng Dương, Thánh địa Mỹ Sơn đã từng tồn tại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Với thời gian tồn tại gần 10 thế kỷ, vì thế những dấu vết kinh thành, cơng trình đền đài vẫn cịn lại đến ngày nay. Trong đó, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là DSVH thế giới. Mỗi một di sản muốn trở thành DSVH thế giới chỉ cần đáp ứng một trong sáu tiêu chí được UNESCO quy định. Nhưng trong đó, Mỹ Sơn đồng thời đáp ứng được hai tiêu chí đó là: Khu di tích Mỹ Sơn được coi là điển hình tiêu biểu về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi vào xã hội bản địa, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ giáo (tiêu chí thứ 1) và phản ánh sinh động vai trò của vương quốc Champa trong lịch sử khu vực Đơng Nam Á (tiêu chí thứ 2).
Để nhìn nhận về giá trị bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn, Nhà nghiên cứu người Ấn Độ, Geetesh Sharma có viết:
Trên thực tế, toàn bộ khu vực Mỹ Sơn đã được chuyển thành một trung tâm du lịch quốc tế, nơi mà hàng ngàn du khách thường xuyên viếng thăm để nghiên cứu và quan sát những di tích lich sử của quá khứ. Khu vực này kéo dài vài cây số, được quản lý và trông coi chu đáo, người dân địa phương cũng rất hợp tác và thân mật. giá cả thức ăn cũng như đồ lưu niệm hợp lý. Mặc dù ngày nay khơng cịn bất kỳ một vương quốc Ấn giáo hay các vị vua thiết lập ra Mỹ Sơn nào, nhưng các đền tháp Chăm cùng với vẻ đẹp lộng lẫy về kiến trúc và điêu khắc của chúng vẫn đứng như một chứng nhân lịch sử. Nơi đây người ta có thể có một cái nhìn thống qua về nghệ thuật và văn hóa của thời ấy cũng như về một quá khứ huy hoàng của chúng. Một điều đáng chú ý ở đây là khu đền tháp Mỹ Sơn không chỉ là đô thị đền tháp đầu tiên của Việt Nam mà còn của tồn bộ vùng Đơng Nam Á, điểm đặc biệt và độc đáo này của Mỹ Sơn không những đã khẳng định cho sự tồn tại liên tục mà cịn là niền tự hào của nó [27,tr. 89, 90].
Bên cạnh khu di tích Mỹ Sơn, các DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay cũng là một trong những địa điểm thu hút khá đông số lượng du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu như khu di tích Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bàn An và các bảo tàng như Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng văn hóa Sa huỳnh – Champa huyện Duy Xuyên và đặc biệt là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nơi trưng bày bộ sưu tập điêu khắc Champa độc đáo nhất, đầy đủ các phong cách đại diện cho quá trình phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc Champa trong lịch sử.
Khi nói đến vấn đề khai thác phát triển du lịch ở miền Trung nói chung, vùng Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng thì việc khai thác phát huy giá
trị DSVH Champa là những một thế mạnh không thể bỏ qua. Với con đường Di sản miền Trung gồm: Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam thì các điểm đến cụ thể sẽ là Phong Nha - Cố Đô Huế - Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn.
Với tiềm năng của DSVH Champa đối với phát triển du lịch nói riêng và đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã sớm nhận thức được vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và từ đó có những chương trình kế hoạch cụ thể nhằm phát huy giá trị của các di sản văn hoá Champa.
Nhằm xây dựng một chiến lược quản lý du lịch tại khu di tích Mỹ Sơn và kế hoạch hành động cụ thể phát huy giá trị của DSVH Champa thơng qua chiến lược phát triển du lịch văn hóa bền vững, đảm bảo phát triển du lịch góp phần bảo tồn di sản và phát huy bản sắc văn hóa cũng như kích thích sự cải thiện cảnh quan mơi trường và phát triển kinh tế của địa phương, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Ban Quản lý khu di tích Mỹ Sơn đề xuất một kế hoạch quản lý và khai thác, phát triển du lịch tại khu DSVH thế giới Mỹ Sơn. Trong đó đã xác định các mục tiêu cụ thể là:
- Xây dựng thông điệp về giá trị tiêu biểu của khu di sản, đảm bảo cho du khách tham quan hiểu đầy đủ về giá trị của di sản đồng thời làm cơ sở để hoạch định các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch thông qua các hoạt động quản lý, bảo tồn và nâng cao giá trị, phát triển sản phẩm và công tác quản bá du lịch.
- Phát triển và xây dựng dựa trên mối liên kết với các điểm tham quan du lịch ở khu vực miền Trung.
- Xây dựng một kế hoạch tài chính bao gồm cân đối các nguồn thu và đầu tư hướng đến góp phần bảo tồn và kinh doanh du lịch bền vững ở khu di sản Mỹ Sơn.
Nếu như trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay, hệ DSVH Champa còn lưu lại khá đồ sộ như những cơng trình đền tháp Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Bàng An, Khương Mỹ… thì thành phố Đà Nẵng, DSVH Champa là những hiện vật tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc Champa trải dài từ thế kỷ IV -V đến thế kỷ XII – XIII. Có thể nói rằng Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là viên ngọc quý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng.
Theo như lời phát biểu của Ngài Hervé Bolot- Đại sứ nước CH Pháp tại buổi lễ khánh thành hai phòng trung bày mẫu Mỹ Sơn và Đồng Dương tại bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng:
Tôi rất vui mừng hạnh phúc khi được cắt băng khánh thành hai phịng trưng bày này và chúng tơi sẽ tham gia khánh thành vào những chuỗi bảo tàng đã tham gia vào dự án. Tôi mong rằng sẽ còn nhiều bảo tàng nữa được thụ hưởng những lợi ích từ dự án này. Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một trong những bảo tàng điêu khắc lớn của Việt Nam. Trước đây, khi khai quật, ta cũng đã thấy những hiện vật này rất mỏng manh và cần được bảo quản trong điều kiện tốt. Năm 2004 tại Pháp chúng tơi có cuộc triển lãm lớn về nghệ thuật điêu khắc châu Á và Champa, chúng tôi đã chọn những bộ sưu tập có ở Pháp và Việt Nam tham gia cuộc triển lãm này và đã nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn từ những người tham quan hơm đó. Chúng tơi cũng rất tự hào chính vì thế chúng tơi muốn gìn giữ và phát huy những thứ đó. Các bạn ở Việt Nam có những tài sản văn hố vơ cùng đặc sắc, khơng thể tìm thấy ở đâu trên thế giới ví dụ như những hiện vật điêu khắc tại bảo tàng này. Chúng tôi muốn nâng cao ý thức của người dân về việc tơn trọng
sâu sắc hơn những giá trị văn hố mà lịch sử đã để lại. Và hãy tin tôi đi, 200.000 du khách Pháp đến Việt Nam mỗi năm không thể không dừng lại ở Mỹ Sơn, ở Đà Nẵng để chiêm ngưỡng những tuyệt tác này [32].
Do những đặc thù về địa lý – lịch sử, địa lý – nhân văn, xứ Quảng xưa và Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch với sự phong phú đa dạng của các DSVH thể hiện những giá trị đặc trưng của văn hóa và con người. Các DSVH vật thể, chủ yếu là các di tích lịch sử văn hóa, là những bằng chứng khách quan mang nặng dấu ấn của các thời đại, đồng thời thể hiện sinh động những giá trị tinh thần của cộng đồng cư dân của mỗi quốc gia, dân tộc và của mỗi cộng đồng địa phương.
Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về những di tích này người ta có thể nhận biết về lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc nói chung, và mỗi cộng đồng người của mỗi địa phương cụ thể. Qua đó có thể ý thức sâu sắc về tình cảm, trí tuệ, nếp nghĩ, nếp ứng xử của cộng đồng cư dân với môi trường thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người. Bên cạnh những di sản vật thể - những di tích vật chất vơ cùng đa dạng về truyền thống văn hóa và lịch sử, Quảng Nam cịn có khơng ít các DSVH phi vật thể đặc sắc – là hạt nhân và nguyên tố cơ bản tạo nên cốt cách của con người Quảng Nam đồng thời đóng góp phần khơng nhỏ trong sự hình thành những phẩm giá chung của người Việt Nam [8].
Trên thực tế trong những năm qua, lượng du khách đến tham quan, nghiên cứu tại khu di tích Mỹ Sơn - sản văn hóa thế giới và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đều tăng dần, dưới đây là số liệu thống kê cụ thể:
TT Đơn vị Số lượng khách năm 2009 Số lượng khách Năm 2010 Số lượng khách Năm 2011 01 Bảo tàng Điêu khắc Chăm 152.685 lượt. Khách quốc tế: 167.234 lượt. Khách quốctế: 171.255 lượt. Khách quốc tế:
132.885 lượt 155.204 158.104 02 Khu di tích Mỹ
Sơn Quảng Nam
178.895 lượtKhách quốc tế: