Khái quát về lịch sử, văn hóa Champa

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 33 - 36)

Vương quốc cổ Champa hình thành và phát triển ở dải đất miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn. Qua những dấu tích cịn lưu lại, có thể thấy rằng Vương quốc cổ Champa trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận ngày nay; về phía đơng, họ thật sự làm chủ cả vùng Biển Đông cùng với dãy đão gần bờ. Cư dân - chủ nhân của vương quốc này là người Chăm. Còn gọi là người Chàm, Chiêm, nói tiếng Malayo – Polynesian. Ngày nay, một bộ phận của người Chăm nói tiếng Malayo – Chamic, giữ văn hóa truyền thống Champa vẫn sinh sống ở đất cũ, ven biển miền Trung, hoặc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam.

Theo các tài liệu cổ, vương quốc Champa có tên là Lâm Ấp (từ năm 192 đến năm 758), sau đó được gọi là Hồn Vương (từ năm 758 đến năm 886) và cuối cùng là Chiêm Thành (từ năm 886 đến năm 1471). Tên gọi Chiêm Thành xuất phát từ địa danh Champapura ở Ấn Độ, có nghĩa là “kinh thành (pura) của người Chăm (Champa)”. Trên thực tế danh từ Champa lần

đầu tiên được tìm thấy trong hai bi ký viết bằng tiếng Phạn, một tấm bia phát hiện ở miền Trung Việt Nam có niên đại 658 và bia cịn lại có niên đại 668 được tìm thấy ở Campuchia [50].

Trong quá trình phát triển hơn một thiên niên kỷ, người Champa xưa tin sùng Hindu giáo, có thời kỳ kết hợp với cả Phật giáo nhưng Hindu giáo vẫn là là chủ yếu; họ xây hàng trăm đền tháp thờ các vị thần Hindu, những tháp được xây dựng bằng gạch duyên dáng, đẹp và độc đáo. Đền tháp chính được người Champa xưa xây dựng mà họ gọi là Kalan theo hình ngọn núi Meru (theo truyền thuyết là nơi ngự trị của các thần linh) để thờ các vị thần Hindu giáo như Siva (thần hủy duyệt), Visnu (thần bảo tồn), Brahma (thần sáng tạo), Ganesa (thần may mắn) và các vị thần khác hoặc các biểu tượng sinh thực khí Linga – Yoni.

Cùng với xây dựng các đền tháp, người Champa xưa còn là những nghệ nhân nổi tiếng về điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho đời sống tâm linh. Những di vật trong văn hóa Champa vơ cùng phong phú và đa dạng về chất liệu và loại hình. Từ những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch, trên gạch, đất nung, những bức tượng chất liệu đồng đến những đồ thờ cúng và trang sức bằng vàng bạc… Tuy nhiên, gắn liền một cách hữu cơ với kiến trúc đền tháp là những tác phẩm điêu khắc trên đá, trên gạch xây dựng, thể hiện dưới dạng các tác phẩm điêu khắc độc lập dùng để trang trí hay thờ cúng và các tác phẩm điêu khắc mang chức năng liên kết tham gia vào các cấu kiện, cơng trình kiến trúc đền tháp như các tấm lá nhĩ, trụ cửa, mi cửa...

Kiến trúc đền tháp quy định nội dung và hình thức thể hiện của điêu khắc, ngược lại, điêu khắc góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa của việc xây dựng các cơng trình đền tháp. Điêu khắc Champa phổ biến trên chất liệu đá, phần lớn những di vật điêu khắc Champa là dạng phù điêu và một số tượng trịn, dù thể hiện nội dung, hình tượng nào thì vẫn mang tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng người và động vật đạt trình độ cao

về giải phẫu sinh học, đề cao đặc điểm nhân chủng trong tượng người và các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Champa cịn phản ánh hiện thực xã hội từ cuộc sống sinh hoạt đời thường đến những nghi lễ tôn giáo của vương quốc Champa xưa.

Trong thời kỳ cực thịnh, vương quốc Champa được chi ra thành 5 vùng khác nhau:

- Indrapura: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - Amaravati: Quảng Nam - Đà Nẵng

- Vijaya: Quảng Ngãi, Bình Định - Khauthara: Phú Yên, Khánh Hịa - Panduranga: Ninh Thuận, Bình Thuận

Trong đó vùng Amaravati là trung tâm chính trị - tơn giáo (với kinh thành Trà Kiệu, Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương). Ngoài ra vùng này cũng phát triển về kinh tế trong đó đáng chú ý là hải cảng Đại Chiêm (khu vực Cửa Đại – Hội An ngày nay) là nơi giao thương của các thuyền bn quốc tế.

Trong q trình phát triển, người Champa xưa đã đạt đến một rình độ cao về tổ chức xã hội và đã để lại một DSVH đặc sắc, phong phú từ sức mạnh nội tại đến cùng với sự tiếp nhận ảnh hưởng tác động của quá trình giao lưu với các nền văn minh khác như văn minh Ấn Độ, văn minh Đại Việt…

Ngày nay, trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có người Chăm. Người Chăm hiện nay có khoảng 150 ngàn người, sống tập trung chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số ít ở các tỉnh như An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Họ là hậu duệ và của người Champa xưa và cũng là chủ nhân của nền văn minh Champa. Cùng với nền văn minh Đại Việt, nền văn minh Champa đã góp phần tơ đậm thêm trong bức tranh đa sắc màu của nền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 33 - 36)