huy giá trị DSVH Champa trong xây dựng văn hóa ở Quảng Nam – Đà Nẵng hiện nay
DSVH Champa ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian qua đã được bảo tồn, tôn tạo, khôi phục lại; tạo điều kiện để văn hố Champa khẳng định vai trị của mình và góp phần làm phong phú thêm trong bức tranh toàn cảnh văn hố vùng xứ Quảng.
Vùng văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung. Địa hình nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngồi, điều này góp phần làm cho địa phương thêm giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa… Đến với
Quảng Nam - Đà Nẵng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cơng trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn. Ngồi ra, đây cũng là nơi lưu giữ hàng trăm cơng trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở,… có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này khơng chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật mà cịn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn hóa “Đàng Trong”. Các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của người xứ Quảng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
DSVH Champa ngày nay có vị trí và vai trị quan trọng đối với hệ thống DSVH vùng Quảng Nam - Đà Nẵng, thời gian qua chính quyền địa phương đã quan tâm đặc biệt đến cơng tác bảo tồn DSVH Champa. Trong đó phải kể đến việc trùng tu, khơi phục lại khu di tích Mỹ Sơn, trùng tu tơn tạo các đền tháp Chiên Đàn, khai quật khảo cổ, sưu tầm hiện vật văn hố Champa… mà kết quả của q trình hoạt động này là Mỹ Sơn từ một khu di tích hoan tàn và đổ nát trở thành một DSVH thế giới; Chiên Đàn, Bàn An, Khương Mỹ được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia; các chương trình khai quật khảo cổ học, nghiên cứu về văn hoá Champa được chú ý quan tâm của các nhà khoa học… Từ đó làm cho DSVH Champa được phục hồi và tái sinh. Và cũng chính từ việc DSVH Champa được phục hồi, tơn tạo đã thu hút được lượng du khách ngày càng đông đến tham quan và chiêm ngưỡng những giá trị độc đáo này góp phần vào việc phát triển du lịch, một xu hướng phát triển của thời kỳ mới. Điều đó cho chúng ta thấy rằng bảo tồn cũng là để phát huy giá trị của di sản và ngược lại phát huy giá trị DSVH cũng góp phần bảo tồn DSVH.
Vùng Quảng Nam – Đà Nẵng, từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, cùng với các nhà bảo tồn, trùng tu di tích trong nước, các chun gia nước ngồi cũng đã tham gia vào bảo tồn, trùng tu các DSVH Champa ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Có thể nói đây là những chuyên gia của các tổ chức nước ngoài đầu tiên tham gia vào công tác bảo tồn, trùng tu di tích ở Việt Nam và là tiền đề để hợp tác quốc tế về bảo tồn, trùng tu DSVH sau này. Và từ những dự án hợp tác bảo tồn, trùng tu DSVH của các tổ chức nước ngoài, các chuyên gia về bảo tồn, trùng tu DSVH trong nước cũng đã học tập kinh nghiệm và nâng cao trình trình độ chun mơn để từ đó góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Hiện nay, tại vùng Quảng Nam - Đà Nẵng có hàng trăm di tích lịch sử văn hố. Hằng năm, các di tích này đều được bảo tồn và phát huy tác dụng bởi các cơ quan hữu quan cũng như nhân dân địa phương. Trong đó bảo tồn, trùng tu di sản văn hố Champa là những nét nổi bật nhất đóng góp vào việc phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở Quảng Nam - Đà Nẵng cũng như khôi phục lại những giá trị của nền văn hoá vùng Amaravati - Champa xưa (vùng Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay) là một trung tâm văn hố, kinh tế chính trị. Đồng thời tạo nên một mảng màu rực sáng trong bức tranh toàn cảnh của văn Champa ở miền Trung Việt Nam.
Ngoài ra DSVH Champa tại Quảng Nam – Đà Nẵng trong thời gian qua, được bảo tồn và phát huy tốt; nhất là việc góp phần tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan. Hằng năm, lượng du khách đến tham quan tại Mỹ Sơn, và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cũng như các khu đền tháp Champa đều tăng; điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm các nguồn thu để tái đầu tư cho việc bảo tồn DSVH ở địa phương. Mặc khác, DSVH Champa cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau và hình thành tinh thần hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và
toàn nhân loại (các tổ chức nước ngoài đã, đang và sẽ hợp tác với Quảng Nam - Đà Nẵng về trùng tu di tích mà tiêu biểu là tại khu di tích Mỹ Sơn).
Trong giao lưu văn hóa thì DSVH ln ln giữ vai trị quan trọng vào việc khẳng định nền văn hố của dân tộc mình và là liều thuốc kháng sinh để chống lại những yếu tố, những giá trị văn hóa ngoại lai. DSVH Champa vùng Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian qua đã có những đóng góp rất lớn vào việc phát huy tính đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam - nền văn hố thống nhất trong đa dạng ngày. Vì vậy, hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng cũng nhằm thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.