Đền tháp Champa là loại hình kiến trúc bằng gạch đã tồn tại hàng ngàn nay. Nằm dọc theo dải đất miền Trung - địa bàn người Champa xưa quản lý xưa trong lịch sử; họ đã xây dựng các kiến trúc này trong nhiều thời điểm khác nhau, được coi là nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của dân Champa trên nhiều lĩnh vực: chế tác vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây cất, kỹ thuật chạm khắc… và cũng là nơi biểu tượng cho văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của vương quốc Champa xưa – một vương quốc ảnh hưởng bởi nền văn minh Ấn Độ. Trong quá trình lịch sử, người ta thấy rằng, vương quốc Champa được phân chia thành nhiều vùng (năm vùng: Indraphura, Amaravati, Vijaya, Khauthara, Panduranga) thiên nhiên tương ứng với những vùng đồng bằng ven biển ở miền Trung Việt Nam. Tỉnh Quảng Nam hiện nay, với những vùng khảo cổ Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương có thể gọi là đất thánh của Champa. Pho tượng phật bằng đồng, đẹp đẽ tìm thấy ở Đồng Dương, là một bằng chứng thời thượng cổ về sự thâm nhập của Ấn Độ vào vùng này. Phải chăng là một sự ngẫu nhiên thật sự - vùng này lại có tên là Amaravati [25].
Trong cuốn “Vịng trịn Mỹ Sơn” của Henry Parmentier và M. Louis Finot xuất bản năm 1904 tại Hà Nội có viết:
Tỉnh Quảng Nam, có lẽ đã từng là một trong những tỉnh quang trọng nhất của vùng Champa: bởi vì trên thực tế, tỉnh này cùng với Bình Định, đây là tỉnh An Nam có nhiều cơng trình Chàm nhất. Nhưng trong khi tỉnh Bình Định chỉ cung cấp cho cơng cuộc nghiên cứu những cơng trình hạn chế, chúng ta lại thấy ở Quảng Nam ba nhóm cơng trình rộng lớn. Đó một phần gồm những đền Đồng Dương với khoảng 30 cơng trình mà ngày nay đã đổ nát hoàn tồn (và các cuộc khai quật ở nơi đó vẫn cịn chưa thể giúp đưa ra kết luận cuối cùng); đó cũng là nhóm các tháp Khương Mỹ và Phú Hưng với một khơng gian rộng lớn những cơng trình đã hư
hại nhiều trải dài đến gần Đồng Dương; và cuối cùng là nhóm thuộc vịng trịn Mỹ Sơn nơi 68 đền đài vẫn còn nguyên trạng; cho dù con số này cịn xa mới có thể đại diện cho tồn thể các cơng trình đã từng hiện diện ở đó, bởi vì chắc chắn ta phải tính đến một số rất lớn các cơng trình nhẹ cũng đã từng tồn tại và sau đó đã được thay thế bởi các cơng trình khác với vật liệu tốt hơn [29]. Và đến nay, rất nhiều tài liệu cũng đã khẳng định Quảng Nam – Đà Nẵng là một vùng đất rất quan trọng của nhà nước Champa xưa, nơi được các vương triều Champa chọn làm Kinh đô (Simhapura – Trà Kiệu), Phật viện (Indrapura – Đồng Dương), Thánh địa Mỹ Sơn vùng này còn gọi là vùng Amaravati – một trung tâm chính trị, văn hóa nghệ thuật Champa. Tại đây có rất nhiều các cơng trình kiến trúc đền tháp được người Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ; hiện vẫn tồn tại khá nguyên vẹn như các đền tháp ở Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An cùng với một số các vết tích, phế tích Champa. Trong thực tế, tại Quảng Nam hiện nay có 4 địa điểm có các tháp cịn tương đối ngun vẹn đó là:
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn
Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn – DSVH thế giới, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đã được C.Paris phát hiện năm 1895. Đến năm 1898- 1899, L.Finot đã nghiên cứu các văn bia tại đây và đã thống kê được khoảng 32 văn bia bằng chữ Sankrits của vương quốc Champa xưa.
Năm 1901, H.Parmentier - một kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn đã được công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904. Tiếp sau đó là những cơng trình nghiên cứu của Ph.Stern, J.Boisselier..., mà những tác phẩm của họ đã
trở thành những tài liệu cơ bản nhất cho các nhà nghiên cứu về văn hóa Champa sau này.
Theo nội dung một tấm bia có niên đại khá sớm ở Mỹ Sơn cho biết, vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara, trong văn bia có đoạn: "Bhadravarman dâng cho thần một vùng đất vĩnh viễn; phía Đơng là núi
Sulaha, phía nam là đại Sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kucaka, phía bắc là... (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó giao cho dân cư. Hoa lợi của khu đất này thì phải dâng lên thần…" [50,tr. 277].
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng các ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu huỷ toàn bộ vào khoảng cuối thế kỷ VI. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền thờ Bhadresvara với tên mới là Sambhu - Bhadresvara.
Từ đó cho đến thế kỷ XIII, các vua kế tiếp đều cho tu sửa các đền tháp cũ, xây dựng các đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Phần lớn các ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ thần Siva dưới các tên gọi khác nhau, một số nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu vị thần chính của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương, phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn với tên gọi Srisana-Bhadresvara mới trở thành thần chủ của tồn Vương quốc Champa.
Căn cứ vào vị trí phân bố của các tháp, H. Parmentier đã đặt tên cho các tháp theo mẫu tự Latin:
- Nhóm A và A’ gồm có 17 cơng trình. - Các nhóm B, C, D có 27 cơng trình. - Các nhóm E, F có 12 cơng trình. - Nhóm G có 5 cơng trình.
- Các cơng trình riêng lẻ là các tháp có ký hiệu: K, L, M, N
Theo thống kê của H. Parmentier với hơn 70 cơng trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là thánh địa Ấn độ giáo quan trọng nhất của Vương quốc Champa, tại đây chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Champa. Và sau này được P.Stern, có thể chia ra làm 6 phong cách khác nhau:
Phong cách Mỹ Sơn E1: Thế kỷ VII - đầu thế kỷ VIII Phong cách Hòa Lai: thế kỷ VIII - nửa đầu thế kỷ IX Phong cách Đồng Dương: giữa thế kỷ IX - đầu thế kỷ X Phong cách Mỹ Sơn A1: thế kỷ X
Phong cách Pô-Nagar: thế kỷ XI
Phong cách Bình định: thế kỷ XII-XIII
Cơng trình xây dựng đền tháp Champa ở miền Trung nói chung được bố trí theo một tổng thể: Đền thờ chính (Kalan) thơng thường có một cửa ra vào ở hướng Đơng. Tháp cổng (Gopura) nằm ngay phía trước Kalan, có 2 cửa thơng nhau ở hướng Đơng và hướng Tây. Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật. Riêng Mỹ Sơn các khu đền tháp cũng được xây dựng theo một quy trình chung nhưng trong số đó có một số nhóm tháp thì Kalan qy về hướng Tây như Tháp E1, F1. Ngoài ra, Tháp A1 lại có hai cửa qy về hai hướng Đơng và Tây.
Tại Mỹ sơn quanh Kalan cịn có những tháp phụ để thờ các vị thần Phương hướng (Dikpalaka), hoặc các vị thần phụ như Skanda, Ganesa... trong đó người ta đã tìm thấy hàng trăm tác phẩm điêu khắc độc đáo, có những hiện vật là bảo vật quốc gia đang lưu trữ tại các bảo tàng.
Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên chất liệu gạch, đá và hầu như chúng được nghệ nhân Champa xưa điêu khắc biến những tảng đá vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật sống động được mơ phỏng hay lấy cảm hứng từ tinh thần tín ngưỡng tâm linh để thờ phụng. Mỗi tác phẩm đều
mang một phong cách và có một vẻ đẹp riêng phản ánh qua từng thời phát triển của lịch sử Champa. Một số các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy vào những năm đầu của thế kỷ XX tại Mỹ Sơn đã được mang về trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Trong thời gian từ năm 1937-1944, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Ecole Fransaise d/ Extrême Orient viết tắc EFEO) đã trùng tu các tháp thuộc nhóm A, B, C, D. Theo thống kê của những học giả người Pháp, trước năm 1946, tại Mỹ Sơn cịn khoảng 50 cơng trình kiến trúc khá ngun vẹn, nhưng qua 2 cuộc chiến tranh, nhất là vào năm 1969, không quân Mỹ đã ném bom vào thung lũng Mỹ Sơn, làm cho khu di tích này đã bị tàn phá nặng nề, nhiều cơng trình kiến trúc đã bị đánh sập hồn tồn, trong đó có ngơi đền A1 nổi tiếng.
Sau năm 1975, ở Mỹ Sơn có khoảng 20 tháp cịn giữ được hình dạng, nhưng khơng có cái nào cịn ngun vẹn. Từ năm 1980, trong chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Balan, Tiểu ban Phục hồi các di tích Champa đã làm việc tại Mỹ Sơn, kiến trúc sư Balan Kazimierz Kwiatkowwski trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Sau 10 năm gia cố tu sửa, trung tâm kiến trúc bậc nhất của nghệ thuật Champa đã được hồi sinh, Mỹ Sơn đã được trả lại phần nào dáng vẻ ban đầu của nó, làm cho người ta có thể hình dung được một thánh địa uy nghiêm kỳ vĩ của Vương quốc Champa xưa kia. Trong thời gian này, nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị đã được tiếp tục tìm thấy, tất cả đang được trưng bày tại Mỹ Sơn.
Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được Bộ Văn hố - Thơng tin ra Quyết định số 54-VH/QĐ ngày 29-4-1979 là Di tích kiến trúc nghệ thuật và ngày 04/12/1999 Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO cơng nhận là DSVH thế giới.
Di tích tháp Bằng An
Di tích Tháp Bằng An thuộc làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 14, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Bằng An, vua
Bhadravarman II cho xây dựng một đền thờ tên là Linga Paramesvara vào khoảng năm 875 đến 977. Bằng An là ngơi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến nay. Chiều cao của tháp hơn 20m, thân tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4m. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng Đơng, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ. Tường tháp bằng phẳng, khơng có cửa giả, khơng có trụ áp tường và hoa văn trang trí. Ở phần chân tường có các đường gờ kỷ hà loe dần ra tiếp xúc với phần đế tháp, trên đỉnh tường cũng được xây nhũng đường gờ kỷ hà loe dần ra đỡ lấy vịm mái hình chóp, gồm 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở trên đỉnh. Trên các đường gờ dọc theo mái tháp cịn để lại dấu vết của những vật trang trí kiến trúc bằng sa thạch. Chóp tháp đã bị rơi mất. Trước đây phần tiền sảnh bị hư hại nặng, đã được trùng tu vào năm 1940, hai cửa phụ ra vào ở hai bên tiền sảnh bị biến thành 2 cửa sổ.
Bên ngồi tháp hiện nay cịn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn.
J.Boisselie đã định niên đại tháp Bằng An ngang với Chánh Lộ (thế kỷ XI). Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng kiểu thân tháp có hình trụ bát giác giống như những chiếc cột lớn bằng gạch hình bát giác ở di tích Đồng Dương và Pơnaga, do đó niên đại của tháp khoảng cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X, còn 2 tượng Gajasimha được dựng vào thế kỷ sau, khi tháp vẫn còn là nơi thờ thần Siva.
Theo khảo tả và bản vẽ của H.Parmentier, trước đây trong khu vực này cịn dấu vết nền móng của 2 kiến trúc phụ nhỏ, một ở phía Tây Nam, một ở phía Đơng Bắc tháp chính, nhưng ngày nay dấu vết của hai kiến trúc phụ này đã bị biến mất vì lũ lụt [90].
Di tích tháp Chiên Đàn thuộc xã Tam An, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam, cạnh quốc lộ I. Di tích gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng Đơng Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vng, mái tháp là những tầng thu nhỏ dần lên trên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các nhóm 3 tháp khác (Khương Mỹ, Dương Long, Hưng Thạnh, Hòa Lai), tháp Nam Chiên Đàn được xây dựng trước, tiếp theo là tháp Giữa, sau cùng là tháp Bắc. Trên thân các tháp ở Chiên Đàn khơng có hoa văn trang trí. Các trụ ốp tường và các đường gờ của khối hình chữ nhật hẹp dọc theo chân tháp làm cho tháp có vẻ cao hơn. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên các cửa có vịm uốn cong và nhọn lên trên thành hình lá đề, giữa vịm cuốn có một bức phù điêu dạng lá nhỉ. Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm một dãy mặt Kala tương tự nhau.
Đa số các nhà nghiên cứu đã xếp các tác phẩm điêu khắc ở Chiên Đàn vào phong cách Chánh Lộ, thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII [90].
Di tích tháp Khương Mỹ
Di tích tháp Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 2 km về phía Nam. Nhóm Khương Mỹ cũng giống như bố cục của nhóm tháp Chiên Đàng gồm có 3 tháp xếp hàng theo trục Bắc – Nam.
Theo P.Stern, tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Champa xuất hiện một số mơ-típ trang trí của nghệ thuật Khmer: Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rãnh sâu. Các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu. Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X [90].
Các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng trước tiên, sau đó là tháp Giữa và cuối cùng là tháp Bắc. Một số các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ đã được đưa về trưng bày ở Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng. Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Siva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu. Các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X [90].
Phế tích kiến trúc Champa tại Quảng Nam
Khu di tích Phật viện Đồng Dương
Khu di tích Phật viện Đồng Dương nằm trên địa phận làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 65 km về phía Tây Nam. Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương, năm 875 vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện Phật giáo và đền thờ vị Bồ Tát bảo hộ cho vương triều là Laskmindra Lôkesvara. Đáng tiếc là khu di tích quan trọng vào bậc nhất của kiến trúc Phật giáo Champa đã bị tàn phá nặng nề bởi thiên nhiên và chiến tranh, hiện nay trong khu di tích này chỉ cịn một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương thường gọi là "Tháp Sáng", cùng với nền móng các cơng trình kiến trúc và một số đồ trang trí kiến trúc.
Năm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp, đã công bố việc phát hiện 229 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng Phật bằng đồng cao 108cm (hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí