DSVH phi vật thể

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 57 - 62)

Nếu DSVH vật chất Champa tại vùng Quảng Nam – Đà Nẵng là những quần thể các cơng trình đền tháp, như Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bàn An… và các hiện vật có giá trị hiện lưu giữ tại các di tích, các bảo tàng thì DSVH phi vật thể Champa, cịn lại cho đến ngày nay được thể hiện trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm (?).

Quảng Nam rất đáng tự hào là nơi có hai DSVH thế giới: Hội An và Mỹ Sơn. Thế nhưng, niềm tự hào ấy sẽ khơng cịn ý nghĩa nếu như không giữ được cả phần hồn (phi vật thể) lẫn phần xác (vật thể) của các di sản. Quả tình người ta dễ xúc động, xót xa, tiếc nuối khi nhìn thấy Mỹ Sơn tồn tại như một phế tích: những đống gạch vun ngổn ngang những tượng cụt đầu mất đi tri giác, những Linga – Yoni ngước mặt nhìn trời bất động… nhưng ít ai cảm thấy đau lòng khi phần hồn của di sản Mỹ Sơn đã bị phát tán, biến dạng. Có học giả nước ngồi cho rằng văn hóa phi vật thể Champa đã lặng vào tâm thức người Việt nhưng cứ liệu đưa ra còn thiếu lại chưa có sức thuyết phục. Chúng ta sẽ bảo tồn và phát huy DSVH Mỹ Sơn ra sao nếu như phần hồn của di tích đã khơng cịn nữa? Những phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội… của người Chăm khơng cịn hun nóng, sưởi ấm nui dưỡng những đền tháp Mỹ Sơn để di sản ấy thêm sức sống trường tồn. Có một điều ước, một một giả tưởng, bổng một ngày nào đó tâm tức Chăm ở Mỹ Sơn sống dậy, cộng đồng người Chăm – những chủ nhân của DSVH vĩ đại này sẽ trở lại Mỹ Sơn để có trách nhiệm nhiều hơn với tài sản của mình? Biết đâu phép màu ấy đánh thức được bí quyết xây dựng đền tháp của tổ tiên họ để việc trùng tu Mỹ Sơn

càng thêm hiệu quả? Điều ấy có thể khơng tưởng nhưng hãy cố gắn hiểu rằng: một di tích văn hóa dù có vĩ đại đến bao nhiêu cũng khó bảo tồn, phát huy nếu thiếu con người – chủ thể sáng tạo ra nó và ni dưỡng bằng những giá trị văn hóa phi vật thể [32].

Trong lịch sử, với sự kiện công chúa Đại Việt là Huyền Trân được gả cho vua Champa là Chế Mân vào năm 1306 và Thuận Châu và Hóa Châu là vùng đất được vua Champa dâng làm sính lễ cho Đại Việt và những cư dân Việt đầu tiên theo chân công chúa Huyền Trân đã vào khai khẩn vùng đất này. Tuy nhiên đến năm 1407, nhà Minh đánh xâm chiếm nước ta, người Chăm đã nhân cơ hội này lấy lại vùng đất phía Nam đèo Hải Vân, như vậy trong giai đoạn từ 1306 đến 1407, người Việt chưa cư trú ổn định ở đây. Đến năm 1741, vua Lê Thánh Tông đem quân Nam chinh, mở rộng bờ cõi lập ra Quảng Nam thừa tuyên, vua Lê đã cho dân Việt vào vùng đất mới. Theo G.Maspéro: "dân số của vương quốc Champa vào thời kỳ đông nhất cũng

cũng không đến hai triệu rưỡi người" [26, 66, tr 258]. Với vùng đất rộng

mênh mông của vương quốc Champa xưa kia thì mật độ cư dân rất thưa thớt, nhiều vùng đất cịn bỏ hoang, do đó khi những người dân Việt đến đây đã cùng cộng cư với cư dân bản địa, cùng nhau khai khẩn đất đai, xây dựng làng xã. Vấn đề chỉ còn là ai là tổng trấn, là trấn thủ trấn thủ đạo thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy? Đó là người Chàm hay người Việt?

Theo nhà nghiên cứu Thạch Phương, đó chính là Phạm Nhữ Tăng (dựa trên gia phả và sắc phong của tộc Phạm làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã được vua Lê Thánh Tông chỉ định làm trấn thủ đạo thừa tuyên Quảng Nam, kim quản phủ Hoài Nhơn trong các năm từ 1471 đến 1477. Thế nhưng sau Phạm Nhữ Tăng chúng ta có đến 50 năm “khoảng trống lịch sử”, khơng có bất cứ một ghi chép hoặc bằng chúng nào cho phép đốn định vị trí dinh trấn Quảng Nam cũng như ai trấn thủ dinh trấn này, cho đến khi Mạc Đăng Dung của em là Mạc Quyết vào trấn thủ

Thuận Quảng (năm 1527) và đặc dinh trấn tại xã Chánh Lộ, thuộc địa phận thị xã Quảng Ngãi ngày nay. Ngay chiếc ấn được chế tạo tháng 5 năm 1471 cũng được tìm thấy ở vị trí là thành Châu Sa cũ (nay là xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi [74, tr. 101,105].

Hiện nay, chiếc ấn bằng chất liệu đồng, này được lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Hồ chí Minh. Trên mặt ấn có 12 chữ triện “Quảng Nam Đẳng Xứ -Tán Trị Thừa Tuyên - Sứ Tri Chi Ấn”, có niên đại được xác định với dịng chữ ghi là “Hồng Đức nhị niên, nguyệt nhật” năm 1471.

Trong quá trình Nam tiến của người Việt, quan hệ Việt – Chăm không đơn thuần chỉ là quan hệ chiến tranh mà ở đây cịn có quan hệ cộng cư và giao lưu tiếp biến văn hóa.

Giáo sư Trần Quốc Vượng giải thích: Có chiến tranh là có giết chóc,

nhưng khơng hề có sự tiêu diệt và khu trục người Chăm ra khỏi Thuận Hóa – Quảng Nam như nhiều người lầm tưởng trước đây. Đã phát hiện qua tộc phả và mộ cổ nhiều cuộc hơn nhân Việt (nam) – Chàm (nữ), có nhiều dịng họ Việt gốc Chàm (Ơng – Ma – Trà – Chế), và thậm chí cho đến nay vẫn cịn tồn tại tầng ốc đảo người Việt gốc Chàm như Vân Thuê (Huế), Nam Ô, Túy Loan, Đồng Dương (Quảng Nam) [84].

Chỉ riêng họ Trà, tại thơn Đồng Dương (xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có trên 100 hộ, Thơn Đại An (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) có trên 60 hộ … Những người Việt gốc Chăm này nói tiếng Việc, sinh hoạt như người Việt [66, tr. 258, 259].

Trong quá trình người Việt cùng chung sống với người Chăm ở vùng đất mới, những vùng đất do người Chăm đặc tên trước kia đã được chuyển hóa thành âm Việt như Trà Quế, Trà Quân, Làng Mây (Lang May), Làng Cau(Lang Cau), Thanh Chiếm, Chiêm Sơn… Các di tích với tên gọi liên quan đến văn hóa Chăm như miếu Thần Hời, ở An Bang (thờ tượng vũ công

thiên tiên Gandhara), lăng Bà Lồi, ở thôn 6 xã Cẩm Thanh (thờ tượng nữ thần Thiên Y An Na – nguyên là tượng Nam thần Kuvera), Miếu bà Yàng…

Về phong tục tập quán

Những cư dân Việt đến vùng đất mới đã tiếp thu một số tục lệ thờ cúng của người Chăm, cùng với những ngơi đình thờ các vị Thành Hồng bổn xứ và các vị Tiền hiền khai cơ lập nghiệp của người Việt, cịn có những miếu Bà, lăng Bà thờ các vị thần Chăm như lăng thờ Bà Thu Bồn (Duy Xuyên), lăng Bà Lồi, miếu Bà Lồi, miếu Bà Yàng, miếu thần Hời (Hội An) …. Những ngơi tháp cổ Champa cịn tồn tại ở miền Trung Viêt Nam vẫn được người Việt “kính nhi viễn chi”. Có nơi, người Việt dựng một ngôi miếu trên nền tháp Champa đã đổ nát, thờ các tượng Champa đã Việt hóa…

Người Việt ở nhiều tỉnh miền Trung có lễ tá thổ vào tháng 3. Trong những lễ vật cúng thổ thần, gạo, muối, thịt, chè, xơi … cịn có rau lang luộc, mắm cái, khoai lan, cá nướng…; cúng xong, những thức ăn ấy được bỏ vào bệ chuối gọi là xà lét và đem treo ở bờ rào hoặc ngã ba. Đó là tục lệ mà cư dân vùng Bắc bộ khơng có.

Về trang phục, vào khoảng thế kỷ XVI đến vài thế kỷ sau, nhiều nhiều làng ở Điện Bàn vẫn còn mặc đồ Chăm, cho đến đầu thế kỷ XX nông dân Quảng Nam vẫn ưa dùng màu Chàm. Loại nón chóp mà người Chăm sử dụng trước đó đã trở thành loại nón phổ biến của người dân xứ Quảng, Huế, Bình Định...

Nghề truyền thống

Vào năm 1602, Nguyễn Hoàng lập dinh trấn Quảng Nam, người dân từ vùng Bắc Trung bộ và Bắc bộ di cư vào xứ Quảng ngày càng nhiều. Ở Quảng Nam thời bấy giờ, bên cạnh kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh, hình thành nên các làng nghề nổi tiếng, Về nghề dệt có thể kể đến làng dệt Mã Châu, Thi Lai, Hà Mật, Đông Bàn… Theo Maspéro: Người Chàm xưa trồng dâu để nuôi tằm, và trồng bông …

người ta lấy bông rồi kéo sợi, để dệt vải thô đang chuội đi trông giống như vải nhỏ. Nhuộm đi dệt thành vải ngũ sắc và vải lốm đốm… phụ nữ dệt lụa và vải, những vải tàng trữ trong các kho vua xưa chứng tỏ họ dệt rất khéo. Lê Quý Đôn cho biết: Dân ở phủ Thăng Hoa và phủ Điện Bàn thuộc tỉnh hạt Quảng Nam thì có nhiều người biết nghề dệt vải, lụa, thái – đoạn (loại vải có nhiều màu sắc), lăng la (lụa mỏng có hoa), các hàng hóa khác vừa tinh xảo vừa đẹp mắt, khơng thua kém gì các thứ hàng bên tỉnh Quảng Đơng. Người Việt xưa vốn đã biết trồng dâu – nuôi tằm, quây tơ – dệt lụa; khi vào đến vùng đất mới này, bên những biển dâu ngút ngàn, dọc đôi bờ sông Thu Bồn, người Việt đã tiếp thu những tinh hoa nghề dệt của người Chăm để làm tinh xảo thêm cho nghề dệt xưa Quảng.

Một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của vương quốc Champa xưa kia là trầm hương, nghề khai thác gỗ trầm được triều đình Champa quản lý chặt chẽ: hàng năm, dân chúng đón gỗ thơm một lần theo

kế hoạch, dưới quyền kiểm soát của vị đại diện nhà vua…. Một số cư dân Việt đến Quảng Nam đã kế thừa được nghề khai thác trầm hương của người Chăm, theo Lê Quý Đôn: Kỳ nam hương thường sản xuất tại xứ

Quảng Nam…[19]

Lê Q Đơn cịn cho biết người dân ở phủ Điện Bàn xưa biết làm

đường phổi, xã Tam Châu (?) biết làm đường phèn trắng và đường cát (ngày nay chỉ còn một số người ở tỉnh Quảng Ngãi còn giữ được nghề làm đường phổi và đường phèn) [19].

Trong các phương tiện giao thông đường thủy trước đây của người Việt, có những chiếc ghe bầu một thời nổi tiếng trên vùng biển Đơng, chúng đóng vai trị quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa của người Việt ở Đàng Trong, hình thành nên nghề bn bằng ghe bầu của dân xứ Quảng. Ghe bầu không chỉ hoạt động ở vùng biển Việt Nam mà còn đến Trung Quốc, Mã Lai, Thái Lan… góp phần vào hoạt động sơi nổi của con đường tơ lụa trên

biển Đông. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Liên, những chiếc ghe bầu ở miền Trung là phương tiện giao thông đường thủy mà người Việt đã tiếp thu được của người Champa,… “ghe bầu Quảng Nam là kết quả trực tiếp của

quá trình giao lưu Việt – Chăm, của sự kết hợp giữa kỹ thuật đóng thuyền cổ truyền Việt và kỹ thuật đóng thuyền Chăm” [44].

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 57 - 62)