DSVH Champa.
Hiện nay, mặc dù ở nước ta đã có một số đơn vị thiết kế và tu bổ đền tháp Champa, nhưng về phương pháp thì chưa có một tiếng nói chung. Việc thực hiện trùng tu vẫn cịn đang trong q trình thử nghiệm; trong đó kể cả các chun gia nước ngoài như Ba Lan hay Italia đã và đang áp dụng KHKT vào thực hiện trùng tu tại Mỹ Sơn nhất là việc phân tích kết cấu của gạch và chất liên kết trong xây dựng đền tháp. Từ cần tìm ra giải pháp tối ưu cho việc tu bổ các di tích kiến trúc Champa là cần thiết.
Khơi phục lại diện mạo các di tích các cơng trình đền tháp Champa như những gì nó đã tồn tại các ngày nay hàng chục thế kỷ là cơng việc rất khó khăn và và phức tạp nhưng cũng hết sức cần thiết nhưng cần phải thực hiện cẩn trọng, khoa học và đảm bảo tính chân thực, nguyên gốc.
- Đối với các cơng trình đền tháp như Bằng An, Khương Mỹ, Chiên Đàn, việc trùng tru phải hết sức cẩn trọng và thực hiện theo quy trình trùng tu như việc lập dự án, trên cơ sở nghiên cứu khảo sát đánh giá toàn diện các giá trị di tích gốc; hạn chế tối đa mọi sự thay thế bằng các chất liệu và vật liệu mới. Tơn tạo di tích làm nổi bật các giá trị của di tích và tọa ra mơi trường cảnh quan hài hịa với di tích. Cơng tác bảo tồn các đền tháp có thể đạt tới sự tồn vẹn trong việc bảo tồn tất cả các giá trị bao hàm cả những sự thay đổi và các yếu tố chuyển hóa của di tích trong q khứ. Ưu tiên sử dụng
vật liệu kỹ thuật truyền thống trong quá trình thực hiện tu bổ phục hồi nhằm tránh được những xung đột về chất liệu và hạn chế tối đa những hậu quả của việc khơng tương thích về vật liệu. Các giải pháp kỹ thuật cần dự trên kết quả nghiên cứu của KHKT như khảo sát, phân tích thí nghiệm vật liệu, kết cấu và kỹ thuật xây dựng. Trước khi các nhà nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp kỹ thuật đúng đắn nhất cho việc trùng tu chúng ta cần phải tu bổ nhưng nên sử dụng phương pháp gia cố, tái định vị, chống nứt nẽ các mảng tường giúp cho cơng trình đứng vững.
- Riêng khu DSVH thế giới Mỹ Sơn tiếp tục thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về trùng tu tơn tạo như hiện nay nhưng cần có cơ chế giám sát việc thi cơng tại các cơng trình tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu gây ảnh hưởng đến q trình trùng tu. Các cơng trình hiện cịn tương đối nguyên vẹn nên thường xuyên bảo quản chặt phá cây rừng mọc trên các tầng mái của tháp để hạn chế việc rể cây bám sâu làm hư hỏng phần tường tháp. Đối với một số phế tích bị vùi lấp, trước khi gia cố tu bổ cần khai quật làm phát lộ phần bị vùi lấp và chuẩn bị những phương án gia cố kèm theo, sau khi phát lộ thì có những biện pháp gia cố ngay. Trước khi thực các phương án bảo tồn nên áp dụng các phương pháp KHKT như việc sử dụng thiết bị xác định, định vị các vị trí cần thiết trước khi trùng tu và cũng cần thiết phải lưu trữ các dữ liệu bằng các phương tiện CNTT.
- Đối với các phế tích: tiến hành khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký xếp hạng di tích, khoanh vùng bảo vệ, lập dự án khai quật khảo cổ, sưu tập cổ vật và nghiên cứu tổng thể về di tích và tiến tới trùng tu, tơn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Đối với những phế tích đã được khai quật khảo cổ cần phải xử lý tốt vấn đề tư liệu. Nếu xét thấy có khả năng bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cùng với những điều thuận lợi có thể lập phương án xây dựng khu bảo tồn kết hợp với phát triển du lịch như khu khai quật khảo cổ Phong Lệ hay Cấm Mít, Chiên Đàn.
- Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo DSVH vật thể Champa phải chú trọng bảo tồn DSVH phi vật thể Champa, bởi vì chính nhu cầu và ước muốn tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức…) mà người Champa mới sáng tạo ra những kiệt tác đền tháp, cho nên khi những kiến trúc đền tháp sụp đổ, kiệt tác điêu khắc tan vỡ mai một thì nó cũng mang theo cả những tri thức khoa học, sáng tạo nghệ thuật, bí quyết xây dựng đền tháp, kỹ thuật sản xuất gạch. Các giá trị phi vật thể này nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đối với các cơng trình kiến trúc Champa, nó tạo ra những yếu tố linh thiêng thần bí mà các DSVH vật thể nào cũng mang trong nó. Chính yếu tố phi vật thể này nó đã tồn tại mang tính bền vững hơn là những giá trị vật thể. Có thể khẳng định rằng khi người Chăm xưa xây dựng nên một cơng trình đền tháp thì họ cũng gắn vào đó một yếu tố tâm linh như thờ các vì thần: Siva - thần hủy duyệt, Visnu – thần bảo tồn, thần Brahma – thần sáng tạo, hay thờ biểu tượng Linga – Yoni chẳng hạn. Để bảo tồn giá trị DSVH phi vật thể này chúng ta cần phải tạo tính thiêng trong mỗi đền tháp. Và chính những yếu tố thiêng này đã giúp cho một số đền tháp Champa ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng được bảo tồn gìn giữ ít bị xâm hại bởi yếu tố con người.