119.613 200.474 lượt Khách quốc tế: 136.580 209.032 lượt Khách quốc tế: 148.682
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài.
Thực tế cho thấy rằng di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao khơng gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích cịn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần khơng nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. [36].
Tóm lại phát huy giá trị di sản chính là việc khai thác, sử dụng sản một cách có hiệu quả. Cơng việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Phát huy giá trị DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững và góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống u nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đó tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người. Tất cả những hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm tơn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức chủ đạo của phát huy là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diện nhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư. Từ đó giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệ quốc tế vì hịa bình, vì sự phát triển của xã hội. Mặt khác, nếu biết phát huy lợi thế của DSVH thì đây cịn được xem là một tiềm lực kinh tế.