ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DSVH CHAMPA VÙNG QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG TRONG

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 86 - 93)

GIÁ TRỊ DSVH CHAMPA VÙNG QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA.

2.3.1. Thành tựu

Việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa ở Quảng Nam – Đà Nẵng trong thời gian qua được tiến hành đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, quản lý chỉ đạo điều hành, chuyên mơn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế… Các di tích, phế tích được kiểm kê, lập hồ sơ quản lý, khảo sát, thám sát, khai quật, bảo tồn, trùng tu tôn tạo.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc bảo tồn DSVH Champa. Năm 1979 Bộ Văn hóa – Thơng tin ra quyết định cơng nhận Khu di tích Mỹ Sơn là di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Sau đó Nhà nước ta tiến hành rà gỡ bom, mìn tiến hành trùng tu tại khu di tích Mỹ Sơn.

Năm 1980, Bộ Văn hóa – Thơng tin chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di tích trung ương và Sở Văn hóa – Thơng tin tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng phối hợp với Cục Bảo tồn DSVH Ba Lan tiến hành trùng tu tại Mỹ Sơn và một số di tích đền tháp Champa khác như Chiên Đàn, Khương Mỹ… Với phương pháp trùng tu “tái định vị” đã phần nào đảm bảo tính chân thực, chuẩn xác giữ gìn hình dáng nguyên gốc. Thu thập hiện vật đối với những hiện vật rơi vãi và đã kiểm kê, đánh số, lập hồ sơ lưu trữ và trưng bày giới thiệu….

Từ chương trình hợp tác này đã tạo ra một tiền đề để những người làm cơng tác Văn hóa – Thơng tin ở Quảng Nam – Đà Nẵng có cơ sở tiến tới xây dựng hồ về khu di tích Mỹ Sơn. Năm1996 Nhà nước ta chỉ đạo việc nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO xét công nhận DSVH thế giới. Tháng 12 năm 1999 cùng với Khu phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn được công nhận là DSVH thế giới. Đây là niềm tự hào của DSVH ở Quảng Nam – Đà Nẵng và của Việt Nam nói chung cũng như DSVH Champa nói riêng.

Có thể nói DSVH Champa là những cơng trình đền tháp mang tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật rất cao nhưng bên cạnh đó cũng cịn những điều bí ẩn cần được khám phá tìm thiểu sâu hơn. Để tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Quốc tế đã tiến hành khai quật một số các di tích, phế tích Champa ở miền Trung, trong đó một số cuộc khai quật lớn ở Quảng Nam – Đà Nẵng đã thu hoạch được nhiều kết quả có giá trị. Nhiều phế tích ẩn mình trong lịng đất được phát hiện như An Mỹ (phát hiện và khai quật năm 1982), Phú Hưng, Chiên Đàn, Khương Mỹ, Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Phong lệ, Cấm Mít… Qua các đợt khai quật này đã phát hiện hàng ngàn hiện vật trong đó có những hiện vật có giá trị độc đáo, quý hiếm và có cả hiện vật là được Chính phủ cơng nhận là bảo vật quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu về bảo quản, trưng bày chính quyền tỉnh quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để mở rộng, xây mới các bảo tàng, nhà trưng bày ở các địa phương đáng chú ý là việc mở rộng toà nhà trưng bày Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng thêm gấp 3 lần toàn nhà do người Pháp xây dựng hồi đầu thế kỷ XX để trưng bày bộ sưu tập hiện vật phát hiện sau năm 1975, xây dựng mới Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh – Champa tại Duy Xuyên, Nhà trưng bày Mỹ Sơn, Bảo tàng Quảng Nam vừa khởi cơng xây dựng …

Bên cạnh đó, qua các cuộc khai quật chúng ta đã phần nào tìm hiểu được những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng của người Champa xưa. Kỹ thuật xây “mài chập có sử dụng chất kết dính” được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu mới như cơng trình nghiên cứu về kỹ thật xây dự của Viện KHCN - Bộ Xây dựng và các cơng trình của các cá nhân như ơng Lê Văn Chỉnh ở Quảng Nam.

Có thể nói rằng là cơng người khởi xướng trong việc trùng tu các di tích tháp Champa bằng kỹ thuật xây mài chập là cơng trình nghiên cứu của ông Lê Văn Chỉnh – một người với niềm say mê và

trĩu nặng trước những tháp Chăm ngày càng trở nên hoan phế, một người mà 20 năm rịng rã, vật lộn với bện tật ơng vẫn cố bán lấy viên gạch Chăm cổ để đi tìm và giải mã những bí ẩn mà cả trăm năm nay nhiều nhà khoa học đầu ngành cịn phải bó tay và ơng đã tự mình xây dựng ngơi tháp cao 6,7 m tiêu tốn 22.000 viên gạch với phương pháp mài chập trong kiến trúc không cần mạch hồ tại nhà hàng Apsara số 222 đường Trần Phú – Đà Nẵng đầu năm 2003 và mới đây 2 tháp Chăm nữa có kết cấu giống tháp Bằng An được ông xây dựng tại khu du lịch sinh thái Suối Lương (phường Hòa Hiệp, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) cũng bằng những viên “gạch Chăm” và “phương pháp Chăm” không cần xi mămg vôi vữa. Tháp lớn cao10,5 m đáy hình bác giác, đều mỗi cạnh 2m, tháp nhỏ cao 6m, đáy hình vng mỗi cạnh dài 1,9 m hồn thành cuối năm 2004. Phải chăng đây là lời giải được bí ẩn nghệ thuật kiến trúc xây tháp bằng gạch của dân tộc Champa – một hướng vơ cùng quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn, phục hồi, tôn tạo các đền tháp Champa mà nay đã trở thành hoan phế. [59, tr. 86].

Hiện nay, việc áp dụng phương pháp mài chập đã được sử dụng nhân rộng trong kỹ thuật trùng tu tháp Champa như trùng tu tháp Dương Long, Tháp Đơi, Tháp Hịa Lai, Tháp Bà Po Nagar của các chuyên gia Việt Nam và việc áp dụng phương pháp này cũng được các chuyên gia Italia đang thực hiện trùng tu nhóm tháp G, Mỹ Sơn.

Trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, có thể nói ở miền Trung, các chương trình hợp tác quốc tế về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa được thực hiện tại Quảng Nam – Đà Nẵng là chủ yếu. Có thể nói rằng dự án trùng tu phối hợp với Ba La từ năm 1980 là chương trình hợp tác đầu tiên về việc bảo tồn DSVH Champa sau khi đất nước thống nhất. Sau khi đổi mới đất nước và đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, mở rộng giao lưu với các nước thì các

chương trình dự án tài trợ của các tổ chức trên thế giới cũng là nguồn khi phí khá lớn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy DSVH Champa. Trong có thể kể đến các dự án hợp tác với các nước như: Italia (trùng tu nhóm tháp G, Mỹ Sơn), Nhật (xây dựng nhà trưng bày tại Mỹ Sơn), Pháp (phục chế hiện vật, xây dựng phòng trưng bày mẫu tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng)… Ngoài ra việc đưa hiện vật đi trưng bày ở một số nước như tại Áo và Bỉ năm 2003 -2004, tại Pháp năm 2005 và tại Mỹ năm 2008 cũng là nhằm để quảng bá, giới thiệu với bạn bè quốc tế về những tinh hoa của DSVH Champa – di sản hóa Viêt Nam.

Ngồi ra đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vưc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ngày càng được nâng cao về chất lượng cũng như về số lượng. Từ một phòng Bảo tồn, Bảo tàng với đội ngũ cán bộ chưa đến chục người của Ty Văn hóa – Thơng tin Quảng Nam – Đà Nẵng, đến nay lực lượng này đã lên đến vài trăm người của cả hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Và với sự nhiệt tình, say mê trong cơng việc của anh, chị em mà về cơ bản hệ thống DSVH Champa đã được thống kê tồn bộ các di tích, phế tích cịn lưu lai; lập hồ sơ, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị của nó. Theo như ơng Hồ Xn Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã từng đánh giá: “Từ 1981 đến 1992 với sự trợ

giúp về kỹ thuật của Ba Lan, các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Thiết kế & Tu bổ di tích Trung ương và Sở Văn hóa – Thơng tin Quảng Nam – Đà Nẵng đã thực hiện việc tu bổ - bảo quản khu tháp Chăm Mỹ Sơn, từ tình trạng một phế tích bị bao phủ bởi cây rừng, di tích này đã được phục hồi lại một phần diện mạo ban đầu của nó” [66].

Trong số 70 di tích được H. Parmentier thống kê vào những năm đầu thế kỷ XX, nay chỉ cịn lại trên dưới 30 cơng trình khơng cịn nguyên dạng, tuy vậy nhờ những nỗ lực của những người làm công tác trùng tu di tích mà các ngơi tháp cịn tồn tại ở Mỹ Sơn vẫn đứng vững.

Mặc dù đang trong tình trạng một phế tích nhưng nhờ những giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật mang tính tồn cầu Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Thế giới trong kỳ họp thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 1 tháng 12 năm 1999.

Với những thành tựu đã nêu trên cũng là nhờ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ Ngành từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm tạo điều kiện để cho DSVH Champa có điều kiện phát huy giá trị vốn có của nó. Để xây dựng chiếnlược phát triển hệ thống DSVH nói chung và DSVH Champa trên địa bàn Quảng Nam Đà Nẵng nói riêng, trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã ra hai Quyết định quan trọng để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa. Đó là: Ngày 23 tháng 6 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 156/2005/QĐ/TTg về việc phê duyệt quy

hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có quy

định: Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi hoạt động cấp quốc gia đối với một số bảo tàng chuyên ngành có các bộ sưu tập quý hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học, trưng bày và giới thiệu, nhằm thu hút khách tham quan và phát triển du lịch (Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hải dương học, Bảo tàng Địa chất Việt Nam và Bảo tàng Điêu khắc Chăm...) và ngày 30 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1915/QĐ/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể về bảo

tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 – 2020 với tổng kinh phí đầu tư 282 tỉ đồng bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá Champa ở Quảng Nam – Đà Nẵng trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém nhất định. Trong đó có mấy vấn đề sau đây:

Hiện nay, DSVH Champa ở Quảng Nam - Đà Nẵng chỉ mới thống kê và trùng tu tôn tạo bước đầu ở các di tích đền tháp như Mỹ Sơn, Chiên Đàn,

Khương Mỹ, Bằng An, phần còn lại hầu như là những những phế tích bị chơn vùi trong lịng đất. Việc thống kê, lập hồ sơ di tích cịn chậm một phần do thiếu kinh phí đầu tư nghiên cứu cụ thể và khoa học, một phần do cán bộ có kiến thức hiểu biết về DSVH Champa cịn ít và hạn chế. Ý thức bảo vệ DSVH chưa thật sự thấm sâu vào cán bộ, nhân dân.

Với điều kiện khí hậu ở miền Trung khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những cơng trình đền tháp đã có tuổi thọ trên 1000 năm. Bên cạnh đó DSVH Champa cũng cịn những điều xa lạ và bí ẩn. Kỹ sư, KTS, Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) cách đây 20 năm cũng đã viết: “Tiến hành bảo quản, tu bổ di tích mà kỹ thuật xây

dựng cho đến ngày nay vẫn cịn là những bí ẩn, thách đố với khoa học kỹ thuật hiện đại khiến chúng tơi vấp phải nhiều khó khăn tưởng chừng khơng thể vượt qua được” [82, tr. 3].

Ngun Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin, GS. TSKH Lưu Trần Tiêu cũng đã phát biểu trong thư gửi Hội thảo kỹ thuật lần thứ nhất – trùng tu các di tích đền, tháp Champa thán 4 năm 2000: Bên cạnh những thành

tích đã đạt được, việc tu bổ những đền tháp Champa trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều điểm cần khắc phục… các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn và những người làm cơng tác quản lý trao đổi rút kinh nghiệm tìm ra những bài học và đề xuất phương hướng tu bổ đền tháp Champa trong những năm tới [82, tr.

3].

Như những nhận định đã nói trên, qua thời gian chưa lâu nhưng những phần đã được trùng tu đã bộc lộ những hạn chế. Những viên gạch dùng để trùng tu, qua thời gian mưa, nắng đã bị nấm mốc, rêu phủ rất nhanh; có nơi đã bị mủn ra (như nhóm tháp B-C-D, Mỹ Sơn), phần mài chập có nơi ăn sâu vào lịng viên gạch mới với độ chín khơng đều khi trùng tu ta thấy có sự khơng đồng màu sắc như những mảng tường tháp cũ (trường hợp nhóm tháp G), gây nên sự mẫn cảm, khó chịu làm mất giá trị của DSVH Champa. Đây

là kết quả của việc bảo tồn và phát huy DSVH Champa chưa thật sự nghiên cứu chuyên sâu thiếu tính khoa học, thiếu đồng bộ, thiếu sự phố kết hợp liên ngành với nhau. Có thể nói rằng mọi nổ lực về trùng tu đến thời điểm này vẫn đang là thử nghiệm. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ với nhiều thế hệ, với những quan niệm theo thế giới quan khác nhau, phương pháp không giống nhau cho nên thành tựu và hạn chế, ưu điểm và khiếm khuyết xen lẫn vào nhau trên từng khía cạnh, phương tiện, lĩnh vực.

Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy DSVH văn hóa Champa chưa xây dựng được một chiến lược lâu dài mà chủ yếu là bảo tồn và phát huy mang tính đơn lẽ ở các dự án của từng địa phương, từng đền tháp. Bảo tồn DSVH Champa chưa đặc trong quy hoạch tổng thể; chưa phối hợp chặc chẽ những thành tựu khảo cổ với việc phục hồi trùng tu. Thời gian vừa qua các cuộc khai quật khảo cổ về di chỉ Champa mới mang tính chữa cháy, khai quật khẩn cấp chứa chưa có dự án cụ thể và lâu dài hơn. Còn tách rời tôn tạo, trùng tu bảo quản với việc khai thác phát huy có hiệu quả trong sự phát triển kinh tế du lịch và giới thiệu với công chúng du khách quốc tế về DSVH Champa độc đáo ở miền Trung nói chung và Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng.

Trong vấn đề trùng tu, tôn tạo DSVH chưa khắc phục được sự chồng chéo đang giữa các ngành với nhau mà cụ thể là ngành xây dựng và lĩnh vực quản lý di sản. Cơ chế quản lý về kinh phí bảo tồn, trùng tu DSVH hiện nay được xem như việc xây dựng cơ bản trong ngành xây dựng.

Đành rằng không thể không thực hiện cơ chế đấu thầu nhưng khơng phải vì thế mà qn đi mất tính đặc thù cũng như tính quy luật, quy luật trong bảo tồn các di tích lịch sử vì thế khơng phải khơng có nơi xem việc trùng tu di tích như cơng việc sửa chữa nhà cửa, các cơng trình xây dựng thơng thường. Khơng phải thời gian ngắn hơn, kinh phí ít hơn dự kiến là hiệu quả ưu việt hơn [59].

Ngoài ra, việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa còn một số hạn chế như q trình đơ thị hóa q nhanh, nhu cầu sử dụng đất rất lớn nhất là ở khu vực thành phố Đà Nẵng đã dẫn đến tình trạng phá hoại di tích đặc biệc là các phế tích chưa đăng ký bảo vệ đã bị xóa sổ. Việc phân cấp quản lý các di tích, DSVH thế giới cịn nhiều bất cập. Nhiều cấp không đủ kinh nghiệm về quản lý DSVH thế giới cũng đứng ra quản lý và khai thác gây nên tình trạng chồng chéo nhau, làm ảnh hưởng khá lớn đến việc bảo tồn và phát

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 86 - 93)