Dự báo về triển vọng của DSVH Champa

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 94 - 97)

Trong thời gian tới, DSVH Champa nói chung và DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ được Nhà nước tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn và tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị.

Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH dân tộc trên phạm vi cả nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa đến năm 2020. Trong đó, khẳng định việc bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan nhất là các ngành Du lịch, Giao thơng cơng chính, Xây dựng… Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành và địa phương. Tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, q trình đơ thị hóa với bảo vệ các di tích.

Với xu thế đó, cơng tác sưu tầm, bảo quản, trưng bày hiện vật điêu khắc Champa tiếp tục phát triển cả về quy mơ lẫn hình thức. Di tích đền tháp Champa được quan tâm trùng tu tôn tạo để phát huy giá trị. Các cuộc khai quật khảo cổ đối với những phế tích Champa sẽ góp phần nghiên cứu làm sáng tỏ thêm về lịch sử - văn hóa - xã hội Champa xưa.

Điều đó khẳng định rằng, DSVH Champa từ nay đến năm 2020 sẽ được bảo tồn, phát huy tốt những giá trị vốn có của nó.

Từ những năm đầu đổi mới đến nay, liên tục các dự án trùng tu khu di tích Mỹ Sơn được tiến hành như dự án của Ba Lan, Italia, Nhật Bản, Cộng hòa Liên Ban Đức và đáng chú ý trong những năm gần đây Ấn Độ là quốc gia rất quan tâm tài trợ cho sự phát triển của DSVH Champa nhất là các tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Với giá trị nghệ thuật độc đáo, DSVH Champa đã được khẳng định và ngày càng được cả thế giới biết đến. Mỹ Sơn, khu di tích kiến trúc đền tháp

Champa là di sản văn hóa thế giới; các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Champa được các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá cao. Những năm qua hiện vật nghệ thuật điêu khắc Champa được các bảo tàng lớn trên thế giới như Bảo tàng Guimet – Cộng hòa Pháp, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Hoa Kỳ, Bảo tàng Hoàng Gia Bỉ mượn trưng bày.

Trong thời gian tới, nhiều tổ chức phi chính phủ của Italia, Nhật, Hội đồng Vùng Nord Pas de Calais (Pháp), Quỹ Đại sứ Hoa Kỳ, UNESCO và chương trình hợp tác với Ấn Độ sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án bảo tồn, trùng tu các di tích đền tháp, và phát huy giá trị DSVH. Đó cũng là cơ hội để DSVH Champa được bảo tồn và ngày càng được khẳng định vai trị của mình trong nền văn hóa dân tộc đồng thời khẳng định bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, giao lưu quốc tế.

Cùng với việc bức xúc về những điều bí ẩn về kỹ thuật xây dựng, chất kết dính cũng như độ nung gạch để xây các cơng trình đền tháp Champa, trong thời gian tới các nhà khoa học sẽ có các cơng trình nghiên cứu chun sâu về kỹ thuật xây dựng tháp Champa cũng như áp dụng KHKT vào việc nghiên cứu trùng tu tơn tạo các đền tháp nói chung và DSVH Champa nói riêng. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề phục vụ vào việc trùng tu, tôn tạo để bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH Champa nói chung và DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng.

Ngồi ra, những tác động của tự nhiên và con người sẽ gây nên sự xuống cấp của DSVH Champa. Với những tác động của tự nhiên và con người, sẽ là những tác nhân gây nên sự xuống cấp của những đền tháp có niên đại trên 1000 năm tuổi. Với thời tiết khắc nghiệt của miền Trung như bảo tố, lũ lụt thường xuyên, sự biến đổi dòng chảy của các dịng sơng sẽ gây ảnh hưởng đối những phế tích cịn chơn dấu dưới lịng đất, có những phế tích đang có nguy cơ bị xóa sổ.

CNH, HĐH sẽ là thách thức cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Champa trong tình hình hiện nay. Cùng với CNH, HĐH các khu công

nghiệp, nhà máy sản xuất ngày càng nhiều cũng như tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng sẽ tác động ít nhiều đến những đền tháp cũng như nguy cơ xóa đi những phế tích Champa cịn chìm khuất đâu đó trong lịng đất.

Tóm lại, từ nay đến năm 2020 DSVH Champa vùng Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ có những hướng phát huy tốt đồng thời sẽ có những nguy cơ bị xâm hại. Từ đó chúng ta cần phải nghiêm túc đánh giá đâu là những cơng việc có hiệu quả, đâu là những vấn đề còn bất cập để từ đó đưa ra những chính sách đúng đắn cho cơng tác bảo và phát huy giá trị DSVH Champa.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 94 - 97)