Tăng cường khai thác phát huy giá trị DSVH Champa

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 108 - 111)

Khai thác, phát huy và sử dụng hợp lý DSVH cũng là một giải pháp quan trọng để bảo tồn di sản. Khai thác có hiệu quả sẽ góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra được nguồn kinh phí để tiếp tục bảo tồn, trùng tu di sản. Đây là vấn đề quan trọng cần được triển khai một các cụ thể trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn, có hiệu quả thì vừa có

thể bảo tồn phát huy giá trị DSVH, vừa tạo ra nguồn lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương.

Quảng Nam - Đà Nẵng đang bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu, đồng thời sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch đa dạng. Ngoài điểm đến hấp dẫn của du khách là DSVH thế giới Mỹ Sơn, Hội An cịn có nhiều các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa - lịch sử và các di tích kiến trúc đền tháp Champa. Từ năm 1999, khi Mỹ Sơn cùng với đô thị cổ Hội An được công nhận là DSVH thì điểm đến Mỹ Sơn và các di tích đền tháp Champa như Bằng An, Khương Mỹ, Chiên Đàn trở thành những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam. Từ thực tế đó, chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam đều thấy rõ tầm quan trọng của dịch vụ du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy cần xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi. Tỉnh Quảng Nam cần tập trung đầu tư phát triển du lịch đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình phát triển du lịch của địa phương, xây dựng cảnh quan môi trường, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Từ khi Quảng Nam tổ chức thành công Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình Di sản” đầu tiên vào năm 2003 và mang đậm nét bản sắc văn hóa xứ Quảng. Qua các lần tổ chức, Mỹ Sơn luôn là điểm tập trung các hoạt động văn hóa – du lịch. Từ đó du khách càng khám phá và trải nghiệm ở vùng đất này qua nhiều các “sản phẩm” du lịch khác từ các lễ hội, làng nghề, các điểm du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử... Vì vậy cần tiếp tục hỗ trợ, đầu tư thực hiện một số dự án hạ tầng du lịch như cơ sở hạ tầng Trung tâm du lịch Mỹ Sơn, phát huy lợi thế của Mỹ Sơn, lấy Mỹ Sơn làm điểm nhấn, tạo được sự kết nối với các điểm du lịch khác, kết nối với các di tích trên địa bàn tỉnh trong đó cần thiết liên kết khai các di tích đền tháp Champa tạo ra tuyến du lịch DSVH Champa tại Quảng Nam Đà Nẵng như việc kết nối Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Đà Nẵng – Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh - Champa – Khu DSVH thế giới Mỹ Sơn, kết hợp với các đền tháp Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ…

Nhóm nghiên cứu của JICA về “Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và miền Trung đưa ra những đề xuất chiến lược cho mơ hình phát triển du lịch bền vững của khu vực trong thời gian tới. Theo đó, cần tập trung vào những vấn đề sau: Trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch dựa vào những thế mạnh như các điểm DSVH, thiên nhiên thế giới, làng nghề truyền thống, hệ sinh thái,... Đảm bảo sự an toàn, tiện lợi, tăng cường dịch vụ cơ sở tại điểm du lịch. Khả năng tiếp cận, kết nối điểm du lịch bằng hệ thống giao thông vận tải phù hợp, kết nối quốc tế trực tiếp và kết nối các điểm du lịch chính trong vùng với mạng lưới vận tải. Bên cạnh đó, quan tâm đến vấn đề xúc tiến, phát triển sản phẩm mới, quản lý ngành. Sự chia sẻ vai trò, phối hợp trong phát triển du lịch giữa các địa phương là một yêu cầu quan trọng.

Đối với thành phố Đà Nẵng, trước hết là xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao; thúc đẩy hồn thành các dự án về du lịch đã được phê duyệt, chú trọng đầu tư phát triển Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Xây dựng bến tàu du lịch đường sông, bổ sung sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp (thành phố, quận, huyện). Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch cho học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là thanh - thiếu niên, học sinh, sinh viên đối với hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH champa tại quảng nam – đà nẵng hiện nay (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w