Sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 32 - 34)

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH đã được Nhà nước từng bước hoàn thiện. Đặc biệt là sự ra đời của Luật BHXH năm 2006 đã tạo ra cơ sở pháp lý cao hơn trong việc thực hiện pháp

luật về BHXH, góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.

Để đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hồn thiện hay khơng phải xem xét trên các phương diện sau: xem xét tính tồn diện, tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính kỹ thuật trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, nghĩa là chất lượng của văn bản pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, có tính ổn định tương đối, chất lượng kỹ thuật lập pháp cao với ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn.

- Tính tồn diện: là yếu tố xem xét về mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật BHXH. Đảm bảo tính tồn diện nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật BHXH phải bảo đảm đầy đủ, đa dạng về số lượng, chất lượng, và đảm bảo mối tương quan giữa văn bản quy phạm pháp luật BHXH với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Sao cho chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực

BHXH và tạo thành một mạng lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, không một ai bị lọt hoặc bị loại trừ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do bị rủi ro xã hội.

- Tính đồng bộ: khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực BHXH phải thống nhất về nội dung và hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật BHXH không được chồng chéo, văn phong của văn bản gọn gàng, dễ hiểu. Các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong mối liên hệ với nhau, ln nằm trong một hệ thống, trong đó mỗi văn bản có một vị trí, vai trị riêng. Để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các quy định, cần xác định phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản là những nhóm quan hệ xã hội khác nhau về tính chất chẳng hạn như nhóm quan hệ BHXH bắt buộc, nhóm quan hệ BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp...

- Tính phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Theo triết học Mác-Lênin thì pháp luật là kiến trúc thượng tầng của xã hội, các điều kiện hiện tại là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với nhau là điều kiện quan trọng cho xã hội phát triển. Nói đến pháp luật thì nó tồn tại trong khoảng thời gian, điều kiện xã hội nhất định và pháp luật luôn phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện, xã hội là rất cần thiết.

Các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cần xác định hiện đang có những văn bản quy phạm pháp luật nào, văn bản nào có vai trị tích cực trong sự điều chỉnh, văn bản nào đã lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn phù hợp với đời sống xã hội, với mục đích quản lý của Nhà nước, từ đó xác định: cần sửa đổi, bổ sung hay cần ban hành mới những văn bản nào để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Đồng thời, văn bản quy phạm pháp luật BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

- Tính nghiêm minh của pháp luật: mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý triệt để, chính xác và kịp thời. Nếu q trình xử lý chưa nghiêm sẽ dẫn đến hiện tượng coi thường pháp luật, trật tự pháp luật bị đảo lộn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật.

Như vậy, một khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH hoàn chỉnh sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về BHXH.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w